Nợ công: Quốc hội lo lắng, Chính phủ nói gì?

Số liệu nợ công hiện nay đã tính đúng, tính đủ chưa? Nguồn trả nợ như thế nào? Đó là những câu hỏi được đặt ra từ các kỳ họp trước cho đến kỳ họp này của Quốc hội.

Tại kỳ họp này, khi thảo luận về quyết toán ngân sách năm 2012, có đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng và sâu sắc hơn về dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia, vì hiện nay chính Kiểm toán Nhà nước cũng không có cơ sở xác định nợ công năm 2012 khi thực hiện kiểm toán chuyên đề về nợ công trong năm 2012.
Hoàn thành ngày 26/5/2014, báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công của Chính phủ đã vừa được gửi đến Quốc hội đã trả lời các câu hỏi này.
Vẫn trong giới hạn

Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2013 tổng số vốn vay nợ công, gồm vay Chính phủ, vay được bảo lãnh Chính phủ và vay của chính quyền địa phương ước đạt 513.720 tỷ đồng, tăng 23,4% so với thực hiện năm 2012.
Tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2013 ở mức 1.913 nghìn tỷ đồng, bằng 53,4% GDP. Trong đó dư nợ Chính phủ ở mức 1.488 tỷ nghìn đồng, bằng 41,5% GDP.
Cũng tính đến cuối năm 2013, tổng số dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài là 104 dự án, trong đó có 23 dự án đã kết thúc trả nợ, còn 81 dự án vẫn đang trong giai đoạn được bảo lãnh.
Các dự án này chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện, hàng không, xi măng, dầu khí…
Năm qua, Chính phủ tiếp tục cấp bảo lãnh cho 8 chương trình dự án vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài và phát hành trái phiếu quốc tế với tổng trị giá 3.161 triệu USD.
Gồm, dự án mua máy bay A321 trị giá 421 triệu USD; tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng 300 triệu USD, bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) theo đề án tái cơ cấu Vinashin trị giá 627 triệu USD…
Tổng số vốn vay nước ngoài được bảo lãnh Chính phủ giải ngân trong năm 2013 là 52.340 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012, Bộ trưởng Dũng cho biết.
Vẫn theo báo cáo, tổng trị giá vốn vay được bảo lãnh Chính phủ đang có xu hướng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước và đạt mức tăng bình quân gần 50%/năm.
Phần chi trả nợ của Chính phủ trong cân đối ngân sách năm 2013 ước đạt 103.700 tỷ đồng, theo Chính phủ vẫn đảm bảo trong giới hạn quy định của Việt Nam là dưới 25% thu ngân sách nhà nước và nằm trong giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế.
Vay để đảo một phần nợ
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn vay trong 2014 cũng được Chính phủ báo cáo với Quốc hội.
Cụ thể vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trong đó để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là 197.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng và đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng.
Rút vốn vay ODA, vay ưu đãi và vay thương mại nước ngoài của Chính phủ trên cơ sở các hiệp định vay đã ký, dự kiến 4.520 triệu USD, tương đương 95.800 tỷ đồng, báo cáo cập nhật.
Hạn mức vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 70.492 tỷ đồng, còn hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh là 2.800 triệu USD, báo cáo cho hay.
Liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ năm 2014, báo cáo cho biết con số là 208.883 tỷ đồng, bao gồm: trả nợ trong nước 159.683 tỷ đồng và trả nợ nước ngoài 49.200 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Dũng thì Việt Nam đã thực hiện vay mới để đảo một phần nghĩa vụ nợ đến hạn năm 2014, chủ yếu là đảo nợ gốc đối với các khoản trái phiếu chính phủ trong nước để xử lý rủi ro tái cấp vốn do kỳ hạn trái phiếu ngắn.
Một khó khăn được Chính phủ nhìn nhận là dư nợ công tăng nhanh qua các năm. So với năm liền trước thì dư nợ công năm 2011 tăng 24,8%, năm 2012 tăng 17%, và năm 2013 tăng 17,4%.
Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có việc huy động và sử dụng vốn vay chưa hợp lý, phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải và tập trung vào việc tăng quy mô mà chưa đề cao hiệu quả.
Hiện nay, vốn vay chủ yếu là để bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, song hiệu quả đầu tư chưa cao (ICOR năm 2013 ở mức 5,62), Bộ Tài chính phân tích.
Mặt khác, trong thời gian gần đây, xu hướng dự án được Chính phủ bảo lãnh/cho vay lại gặp khó khăn trả nợ gia tăng, làm tăng nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, đồng thời tiếp tục tạo ra tâm lý dựa dẫm vào sự bảo đảm của ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp được bảo lãnh.
Con số cụ thể là quỹ tích luỹ trả nợ phải ứng ra trả thay cho các dự án có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây, năm 2010 là 1.676 tỷ đồng; năm 2011 là 2.437 tỷ đồng; năm 2012 là 2.588 tỷ đồng và năm 2013 là 3.072 tỷ đồng.
Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, nên huy động vốn vay ODA đang có xu hướng giảm dần với thời hạn ngắn hơn, lãi suất cho vay tăng lên dẫn đến nghĩa vụ trả nợ công, nợ Chính phủ có xu hướng gia tăng.
Tuy vậy, Chính phủ khẳng định, công tác quản lý nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia đã được tăng cường, ngày càng tốt hơn, dần tiếp cận với các thông lệ tốt trên thế giới.
Kết thúc báo cáo, Chính phủ hứa sẽ tiếp tục tăng cường tính minh bạch, công khai thông tin về nợ công, rút ngắn thời gian thu thập số liệu, báo cáo và công bố thông tin nợ công trong thời gian tới.
Theo Nguyên Hà

VnEconomy

Theo cafef.vn
Read more…

Nợ xấu ngân hàng tăng nhanh trở lại

NHNN cho biết, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng tháng thứ 2 liên tiếp

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm tháng 2/2014 là 3,86% trên tổng dư nợ hơn 3,43 triệu tỷ đồng (chính xác dư nợ là 3.437.733 tỷ đồng).

Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp tỷ lệ nợ xấu tăng. Cuối 2013, nợ xấu chỉ chiếm 3,61%, tháng 1/2014 tăng trở lại lên 3,73% và tháng 2 là 3,86%.

Đáng chú ý tỷ lệ nợ xấu tăng trong bối cảnh tín dụng giảm. Tại thời điểm cuối tháng 2, dư nợ tín dụng giảm 1,16% so với cuối năm 2013.

Đến nay, tín dụng đã tăng được 1,31% so với đầu năm và cơ quan quản lý chưa cập nhật số liệu  tiếp theo về nợ xấu song cũng không khó để hình dung bức tranh nợ xấu khi báo cáo tài chính của các ngân hàng quý 1 cho thấy tình hình không mấy sáng sủa. Nợ xấu của các ngân hàng hầu hết đều tăng và tăng mạnh nhất ở nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Tùng Lâm

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Cầu tín dụng trơ với lãi suất

Tín dụng chưa thông là một trong những vấn đề đáng ngại nhất của nền kinh tế 5 tháng đầu năm nay

Chỉ tăng phân nửa tốc độ cùng kỳ năm ngoái

Tại thời điểm cuối quý I, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn tỏ ra lạc quan khi tăng trưởng tín dụng đã dương trở lại, tăng 1% so với cuối tháng 2 và tăng 0,01% so với cuối năm 2013, nhưng đến nay mức độ lạc quan đã giảm.

Số liệu mới nhất của NHNN cho thấy đến ngày 23-5, tín dụng chỉ tăng 1,31% so với đầu năm, bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái và thấp xa mục tiêu điều hành cả năm là 12%-14%. Trong khi đó, vốn huy động toàn hệ thống vẫn tăng 4,2%.

Đáng lưu ý, các chuyên gia kinh tế đang lo ngại xu hướng cầu tín dụng trơ với lãi suất đang bộc lộ ngày càng rõ nét.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN, lãi suất cho vay trong tháng 5 đã giảm thêm 0,5% do các ngân hàng thực hiện chủ trương của Chính phủ giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Mặt bằng lãi suất hiện nay đã về mức năm 2005-2006, nhiều ngân hàng còn giảm lãi suất trước khi NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành và hiện trên thị trường vẫn có ngân hàng niêm yết lãi suất huy động thấp hơn trần lãi suất của NHNN.

Lãi suất cho vay hiện đang ở mức 9%-12%/năm, dự án tốt có thể vay với lãi suất 7%/năm, các lĩnh vực ưu tiên còn được vay thấp hơn. Các khoản vay cũ cũng được điều chỉnh giảm, trên cả hệ thống chỉ còn 20% khoản vay chịu lãi suất từ 13% trở lên, trong đó chỉ có 5% các món tín dụng vẫn phải trả chi phí vay trên 15%/năm. Như vậy, lãi suất đã giảm khá mạnh so với tín hiệu lạm phát nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng không tăng tương ứng. Điều này cho thấy cầu tín dụng vẫn trơ với lãi suất.

Phải đẩy mạnh bảo lãnh

Trên thị trường vẫn tiếp tục quẩn quanh mâu thuẫn: DN muốn hạ chuẩn để dễ tiếp cận vốn thì ngân hàng lại không thể cho vay bằng mọi giá để tránh phát sinh nợ xấu. Tiền vẫn ứ đọng ở ngân hàng, kênh trái phiếu Chính phủ cũng không thể thực hiện được vai trò gián tiếp dẫn vốn vào nền kinh tế.

Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho biết trong 5 tháng qua, các ngân hàng thương mại đã rót một lượng tiền lớn vào trái phiếu Chính phủ nhưng khoản tiền này Chính phủ chưa sử dụng hết mà vẫn gửi trong ngân hàng nhiều hơn trước. Như vậy, cả tín dụng ngân hàng và vốn ngân sách huy động cũng khó đẩy ra nền kinh tế. NHNN cho rằng để khơi thông tín dụng, cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng để DN tiếp cận vốn tốt hơn trong khi ngân hàng không phải hạ chuẩn cho vay. Hiện nay, cơ chế bảo lãnh tín dụng đã có nhưng việc triển khai còn nhiều bất cập nên hiệu quả chưa cao.

Một kênh khác có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là mô hình liên kết ngân hàng - DN. Tại Hà Nội và TP HCM đang tích cực đẩy mạnh mô hình này. Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc NHNN Chi nhánh Hà Nội, cho biết đến ngày 20-5, trên địa bàn Hà Nội đã có 8 ngân hàng đăng ký tham gia chương trình với số vốn hơn 11.000 tỉ đồng, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN.

NHNN cho biết từ nay đến cuối năm, mô hình liên kết ngân hàng - DN sẽ được nhân rộng tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm thúc đẩy vốn vào nền kinh tế. Những nỗ lực này nhằm đem lại cơ hội sống cho cộng đồng DN, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giữ vững động lực tăng trưởng kinh tế.

 

Theo Hà Linh

Người lao động

Theo cafef.vn
Read more…

Toàn cầu sợ biến động tiền tệ

Bia và xe đẩy không có nhiều điểm chung. Nhưng nhà sản xuất bia SABMiller và nhà bán lẻ đồ dùng trẻ em Mothercare hiện đang cùng chia sẻ một vấn đề: biến động tiền tệ.

Sự trượt giá của đồng rand Nam Phi, cùng với các đồng tiền khác ở Australia, Colombia, Peru và những nơi khác đã khiến SABMiller tổn thất khoảng 400 triệu USD trong năm tài chính kết thúc hồi tháng 3. Trong khi đó, Mothercare cho biết tình trạng sụt giá của đồng rúp (Nga) và các đồng tiền khác sẽ ăn vào lợi nhuận họ kiếm được trên doanh số bán hàng quốc tế, hiện chiếm tới 60% doanh số của tập đoàn.
 
2 công ty này gia nhập danh sách các công ty đã cảnh báo biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái đối với lợi nhuận trong năm nay. Danh sách này trải rộng từ các công ty tiêu dùng như Unilever và Procter & Gamble, những công ty có thể nhanh chóng điều chỉnh giá theo biến động hối đoái, đến các nhà sản xuất hàng dùng lâu như Rolls-Royce, thuộc nhóm các công ty không thể điều chỉnh giá vì sản xuất theo hợp đồng dài hạn.
 
1 năm bất ổn tiền tệ tại các nước mới nổi đã trở thành hình phạt cho các công ty đa quốc gia đã đặt cược nhiều vào tăng trưởng ở các nước đang phát triển để bù đắp cho tình trạng bất ổn sau cuộc khủng hoảng kéo dài tại các thị trường phát triển. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các công ty châu Âu, khi đồng bảng Anh và euro gần đây đã tăng giá cỡ 20% so với một số loại tiền tệ ảnh hưởng nặng nhất.
 
"Tiền tệ ở các thị trường mới nổi biến động rất nhanh. Các công ty cần phải tự bảo hiểm nếu không thể thích ứng giá kịp với biến động của đồng tiền” - Fabrice Famery, người đứng đầu bộ phận giá ngoại tệ và lãi suất doanh nghiệp châu Âu tại BNP Paribas, nói.
 
Tuy nhiên, trong khi đã quen với việc bảo hiểm rủi ro với các loại tiền tệ chính, đến nay hầu hết các công ty vẫn thấy quá tốn kém và thiếu thực tế để bảo vệ chống lại biến động tiền tệ ở các thị trường mới nổi, nơi chưa phát triển thị trường phái sinh. Hơn nữa, cổ đông thường xem rủi ro tiền tệ và khả năng tăng giá tiền tệ là điều đương nhiên khi đầu tư vào một công ty có hoạt động ở các thị trường mới nổi.
 
Ông Famery thừa nhận: “Nếu thứ gì cũng bảo hiểm, thì việc đầu tư vào các thị trường mới nổi cũng chẳng mang lại lợi nhuận cao hơn thị trường phát triển”.
 
Nhưng nay, ngày càng có nhiều công ty muốn trợ giúp cách bảo hiểm chống lại sự biến động tiền tệ, theo ông Darren Smith, Giám đốc hối đoái doanh nghiệp của HSBC. Cách làm truyền thống trước nay để bù vào rủi ro biến động tiền tệ là đầu tư vào các loại tiền tệ mới nổi có lãi suất cao.
 
Nhưng theo ông David Whelan, Giám đốc điều hành giải pháp Kho bạc tại Capita Asset Services, các cảnh báo lợi nhuận gần đây cho thấy cách tiếp cận truyền thống để bảo hiểm rủi ro đã không hoàn toàn hiệu quả, cần phải có một cách tiếp cận phù hợp và năng động hơn. Ông Smith tư vấn các lựa chọn thay thế như “lớp phủ tiền tệ”, tức thuê một công ty quản lý tiền tệ bảo hiểm tiền tệ cho mình.
 
Đến nay, Mothercare là một trong những công ty đã quyết định mua bảo hiểm nhiều hơn đối với biến động tiền tệ của đồng rúp, đồng rupee Ấn Độ và đồng rupiah Indonesia trong nửa đầu năm tài chính này và sẽ xem xét áp dụng một chiến lược 6 tháng tiếp theo.
 
Theo Vĩnh Cẩm
 

Sài Gòn Đầu Tư

Theo cafef.vn
Read more…

Bộ Tài chính: Tăng tuổi hưu vì... tuổi thọ người Việt tăng

Chi phí quản lý cho bộ máy BHXH của ta thấp hơn những nước có công nghệ tiên tiến thì không thể nói là bộ máy cồng kềnh.

Bà Nguyễn Thị Minh,Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm TGĐ Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chia sẻ như vậy trước thông tin về nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) khiến Bộ Lao động và xã hội phải đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.

Tăng tuổi nghỉ hưu chỉ là một giải pháp

PV: - Thưa bà trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này có nêu sau năm 2034 nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm xã hội. Theo đó để ngăn ngừa Luật có đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên hiện dư luận có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự phản ứng đối với đề xuất này. Trên diễn đàn Quốc hội cũng có ý kiến bác bỏ. Theo bà những phản ứng này liệu có thể thông cảm được không?

Bà Nguyễn Thị Minh:- Thực ra tăng tuổi nghỉ hưu chỉ là một trong 8 nhóm giải pháp để cân đối quỹ. Trong 8 nhóm giải pháp như thay đổi mức đóng, mức hưởng, phát triển đối tượng, khắc phục tình trạng nợ đọng như hiện nay… thì tăng tuổi nghỉ hưu là một trong số giải pháp này.

Tôi cho rằng Quốc hội cũng đang bàn thảo chứ chưa phải là bác bởi vì trong dự thảo Luật lần này đúng là có đề cập tăng tuổi nghỉ hưu nhưng mà cũng phân biệt theo nhóm chứ không phải như thông tin đã đưa là đối với lĩnh vực lao động nặng nhọc mà nữ vẫn 60 tuổi, nam 62 tuổi mới được nghỉ hưu. Như thế là không đúng.

Dự thảo Luật đã phân biệt rất rõ, với những nhóm lao động nặng nhọc hoặc suy giảm khả năng lao động thì vẫn giữ nguyên như Luật hiện hành. Tức là dự thảo Luật lần này vẫn giữ nguyên không có mâu thuẫn với Luật Lao động đã ban hành mà chỉ là cụ thể thêm.

Tuy nhiên tôi cũng xin khẳng định rằng không phải vì mất cân đối Quỹ mà phải tăng tuổi nghỉ hưu. Hiện tuổi thọ người Việt Nam tăng lên nhiều so với cách đây mấy chục năm, mà từ năm 1960 đến nay chúng ta chưa điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó nhiều nước trên thế giới đã điều chỉnh rất nhiều, thậm chí đến 65-67 tuổi. Do vậy Luật lần này đề cập nâng tuổi nhưng vẫn phải tính sự hợp lý.

PV: - Thưa bà, trên diễn đàn Quốc hội bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của QH có đề cập hiện Quỹ đang sử dụng chính tiền của người lao động để duy trì bộ máy, trong khi bộ máy lại cồng kềnh, không hiệu quả nên điều này cũng góp phần gây vỡ quỹ. Bà nhận định như thế nào về ý kiến này và theo bà sẽ phải thay đổi như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Minh:- Hiện nay chúng tôi đang được giao nhiệm vụ thu tiền của người lao động và chủ sử dụng lao động để hình thành Quỹ chi trả chính sách cho người lao động. Thực tế chúng tôi chưa sử dụng đến tiền của người lao động mà chỉ sử dụng một phần lãi tăng trưởng rất nhỏ. Toàn bộ số tiền gốc của người lao động được bảo toàn, đem đi đầu tư và sinh lời.

Bất cứ một bộ máy nào cần hoạt động đều cần điều kiện tài chính đảm bảo cho nó. Thực tế chúng ta đang chi tiền cho bộ máy bảo hiểm xã hội tiết kiệm hơn rất nhiều nước. Dù rằng ứng dụng công nghệ thông tin của ta vào việc quản lý còn kém nhưng chi phí quản lý của chúng ta còn thấp hơn những nước có công nghệ tiên tiến như Pháp, Nhật Bản và một số nước phát triển khác thì không thể nói là bộ máy cồng kềnh.

Nếu ai quan tâm thì có thể thấy tỉ lệ người được giao thu bảo hiểm gánh nặng rất lớn, cán bộ rất vất vả. Họ phải làm việc tới 8-9 giờ tối. Tại Hà Nội có tới 200 doanh nghiệp giao cho một cán bộ thu.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn tích cực phấn đấu tới đây khi áp dụng công nghệ thông tin khi công nghệ máy móc sử dụng làm việc thay cho con người nhiều thì sẽ giảm số lao động của bảo hiểm xã hội đi. Số tiền bớt ra sẽ được dành cho phát triển đối tượng và những việc có hiệu quả.

Chắc chắn không để xảy ra vỡ quỹ!

PV: - Thưa bà qua các thông tin cho thấy nguy cơ vỡ quỹ BHXH xuất hiện trong tương lai gần. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nguy cơ này phần nhiều là do khâu quản lý quỹ chưa ổn. Thậm chí người lao động còn đang thiệt vì tiền lãi của người đóng BHXH sau 30 năm cao hơn cả tiền lương hưu. Do vậy nói sau năm 2034 quỹ BHXH sẽ vỡ là không thuyết phục. Bà nghĩ sao về điều này?

Bà Nguyễn Thị Minh:- Tôi nghĩ rằng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nghiên cứu rất khách quan và cũng đưa ra những nhận định tương đồng với chúng tôi. Còn các lo ngại đưa ra mới chỉ là đặt giả định với chính sách như hiện nay thì có thể dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ. Song chắc chắn là điều đó không xảy ra vì chúng ta phải sử dụng nhiều giải pháp tích cực.

Còn có ý kiến cho rằng việc quản lý quỹ chưa ổn thì tôi không nghĩ vậy mà nếu có thì chỉ là mong muốn làm tốt hơn thôi.

Như tôi đã so sánh ở trên kể cả với các nước tiên tiến thì Việt Nam vẫn nằm trong nhóm hoạt động hiệu quả thậm chí là tốt hơn các nước phát triển. Nhưng chúng ta muốn hiệu quả hơn nữa.

PV: - Thưa bà hiện dự thảo Luật bảo hiểm tăng chức năng thanh tra và nếu BHXH được trao quyền thanh tra thì nhiều vấn đề vi phạm về BHXH sẽ được giải quyết, việc nợ đóng sẽ được hạn chế . Vậy nếu được thông qua để thực hiện chức năng này thì sẽ phải tuyển dụng thêm hay sử dụng đội ngũ cũ. Nếu là đội ngũ cũ thì họ lại chưa có kinh nghiệm trong việc thanh tra, kiểm tra. Theo bà vấn đề này sẽ giải quyết như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Minh: - Hiện nay bộ máy của chúng tôi đã có khoảng 5.000 người làm chức năng kiểm tra, tuy nhiên chưa có chức năng xử phạt. Họ là những người làm chuyên môn nghiệp vụ, nắm thu, chi nên biết đơn vị nào nợ đọng. Như vậy kỹ năng kiểm tra là có.

Như vậy bộ máy là có sẵn nếu được trao thêm chức năng xử phạt thì hiệu lực của việc kiểm tra đó sẽ tăng lên nhiều và tính răn đe với doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Theo Bích Ngọc 

Đất Việt

Theo cafef.vn
Read more…

Nguy cơ vỡ quỹ BHXH: Chỉ một nửa số doanh nghiệp nộp tiền BHXH

Trước tình trạng này, ngành BHXH có khoanh tay đứng nhìn?

Chỉ có một nửa số doanh nghiệp (DN) tồn tại nộp tiền bảo hiểm. Nhiều DN trích tiền bảo hiểm của người lao động rồi giữ lại dùng vào mục đích khác. Tiền phạt chậm nộp còn rẻ hơn tiền lãi ngân hàng. Chế tài đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa đủ mạnh để răn đe… Những lý do đó khiến cho Quỹ BHXH đứng trên bờ vực đổ vỡ.
Thông tin từ BHXH Việt Nam cho biết, hiện nay số đơn vị đăng ký thành lập DN là khoảng trên 500.000 DN, nhưng thực tế có khoảng trên 300.000 DN đang hoạt động và chỉ có 150.000 DN tham gia BHXH, như vậy có đến 50% DN không tham gia BHXH.
Trong khi đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ước tính, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là khoảng 16 triệu người, trong khi đó đối tượng đang tham gia BHXH là gần 11 triệu người, chiếm 68,8% số người phải tham gia. Như vậy, còn trên 5 triệu người chưa tham gia BHXH, tương ứng số thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 56.000 tỷ đồng/năm.
Tìm mọi cách đóng tiền ít nhất
Bà Nguyễn Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - cho biết, vấn đề nan giải trong quản lý, sử dụng, giám sát quỹ BHXH hiện nay là tình trạng trốn đóng và nợ BHXH diễn ra ở hầu hết địa phương. Tính đến hết tháng 12/2013, tổng số nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN) là trên 6,4 nghìn tỷ đồng (trong đó: nợ BHXH trên 4,7 nghìn tỷ đồng; nợ BHTN trên 0,3 nghìn tỷ đồng và nợ BHYT trên 1,4 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, chỉ thêm 3 tháng, tức là đến hết tháng 3/2014, tổng số nợ đã vọt lên tới trên 11 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, có nhiều đơn vị để nợ trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Có trường hợp chủ DN chiếm dụng tiền BHXH như thực hiện trích trừ tiền BHXH, BHYT của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ BHXH...
Thực trạng hiện nay, nhiều DN ký hợp đồng lao động bằng mức tiền lương tối thiểu hoặc ký 2 hợp đồng với người lao động ở các mức khác nhau và lấy hợp đồng có số tiền lương phải trả ít hơn số thực trả để đăng ký với cơ quan BHXH.
Hiện nay, tiền lương, tiền công bình quân của người lao động đang tham gia BHXH của khối DN ngoài nhà nước khoảng 2,8 triệu đồng, thế nhưng theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực tế tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp ngoài lương khoảng 3,8 triệu đồng. Như vậy, với khoản chênh lệch 1 triệu đồng thì số thu BHXH, BHYT tương ứng khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm.
Chậm đóng bảo hiểm để... gỡ khó
Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH xảy ra còn khá phổ biến, đặc biệt ở các DN ngoài quốc doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 70% tổng số nợ), làm ảnh hưởng đến nguồn thu Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động.
Theo nhận định của ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam), một trong những nguyên nhân của tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH nêu trên là do Luật BHXH hiện hành quy định lãi chậm đóng bằng mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH trong năm, trong khi đó mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH thường thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các ngân hàng.
Mặt khác, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH theo quy định còn thấp. Chính vì vậy, nhiều DN cố tình nợ đóng, chậm đóng BHXH và chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng tiền đóng BHXH.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với các chính sách hiện hành, đến năm 2021 Quỹ BHXH của Việt Nam sẽ mất cân đối thu - chi, buộc phải lấy từ nguồn kết dư để chi trả. Tuy nhiên, đến năm 2034, phần kết dư này cũng không còn, dẫn đến khả năng mất cân đối nghiêm trọng. Và khi đó, người lao động sẽ không nhận được lương hưu.
Trước tình trạng này, ngành BHXH có khoanh tay đứng nhìn?
Theo H.Thủy

Báo Pháp luật

Theo cafef.vn
Read more…

Các ông lớn ngân hàng đầu tư thua lỗ

Kiểm toán Nhà nước vừa gửi Quốc hội báo cáo kết quả kiểm toán năm 2012 đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Phát triển VN và 3 ngân hàng thương mại Vietcombank, VietinBank và Agribank.

Theo đó, báo cáo chỉ rõ các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần nằm trong giới hạn cho phép nhưng hiệu quả đầu tư thấp.

Thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2012 của Ngân hàng TMCP Công thương VN (VietinBank) bằng 5,65% giá trị đầu tư, của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) bằng 3,57%; tỉ suất sinh lời từ một số hoạt động đầu tư năm 2011-2012 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank) chỉ đạt 3,3-5,3%.

Nhiều khoản đầu tư của Agribank cũng đã suy giảm trên 60% giá trị đầu tư, như khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP vận tải Vinaconex: 72%; Công ty CP Ximăng Hà Tiên 1: 85,08%; Công ty CP Tập đoàn CMC: 90,43%.

Còn VietinBank có 3/4 mã chứng khoán bị suy giảm, trong đó khoản đầu tư vào Công ty CP Ximăng Hà Tiên 1 suy giảm 84,38%; Công ty CP Cao su Phước Hòa 49,57% và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên 38,61%. Đặc biệt, Agribank đầu tư vào một số đơn vị kinh doanh thua lỗ không bảo toàn được vốn: Công ty Cho thuê tài chính I, Công ty Cho thuê tài chính II, Ngân hàng TMCP Đại Tín.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, Kiểm toán Nhà nước đánh giá dù năm 2012 tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, song kết quả hoạt động kinh doanh có lãi như lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 của VietinBank, Vietcombank và Agribank lần lượt là 8.121 tỉ đồng, 5.764 tỉ đồng và 2.876 tỉ đồng. Tỷ lệ khả năng sinh lời đều trên 75%: Vietcombank là 94,87%; VietinBank là 94,42% và Agribank là 87,9%.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tỉ suất lợi nhuận trên vốn tại các ngân hàng đều giảm so với năm 2011. VietinBank năm 2011 là 35,73%, năm 2012 là 28,97%; Vietcombank năm 2011 là 23,79%, năm 2012 là 13,6%; Agribank năm 2011 là 7,11%, năm 2012 là 5,39%.

Đánh lưu ý, tỉ lệ nợ xấu tăng nhanh, tính đến thời điểm cuối quý 2-2013, nợ xấu của VietinBanklà 2,21%, Vietcombank 2,66%. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỉ lệ lớn trên tổng nợ xấu của VietinBank là 2.132 tỉ đồng, chiếm 42,8% dư nợ xấu; Agribank 23.652 tỉ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ xấu, bằng 89% vốn điều lệ.

Theo L.Thanh - M.Quang

Tuổi trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

[Trực tiếp]: NHNN thừa nhận trước luật TCTD 2010, không có luật nào quy định ủy thác gửi tiền

Sáng nay, tòa sẽ tập trung thẩm vấn về hành vi ủy thác cho nhân viên đem tiền đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao của ACB.

Xem thêm:

Xem thêm:

- Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 23/5

(Các nguyên lãnh đạo ACB khẳng định ủy thác gửi tiền là không trái luật; Bầu Kiên và gia đình ông Trần Mộng Hùng là cổ đông lớn, giữ trên dưới 30% cổ phần nên có tiếng nói quyết định; Ông Kiên tiếp tục tự bào chữa bằng những dẫn chứng từ các luật, yêu cầu gửi khiếu nại lên Tổng Bí thư, ông Nguyễn Bá Thanh...)

- Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 22/5

(Bầu Kiên tay cầm các văn bản, tự bào chữa trước tòa bằng việc dẫn quy định pháp luật và chỉ ra các sai sót của cơ quan điều tra)

-Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 21/5

 

(Các cơ quan né tránh trách nhiệm trả lời về hoạt động kinh doanh của công ty bầu Kiên. Ông Kiên đề nghị triệu tập đại diện VCCI và mời bà Phạm Chi Lan làm nhân chứng trả lời vì tất cả các cơ quan mà Tòa đã hỏi đều không đủ thẩm quyền để trả lời về vấn đề của ông)

 

-Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 21/5

 

(Bầu Kiên khẳng định nhiều người biết cổ phiếu thép Hòa Phát đã bị thế chấp. Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trong khi đó khai là không biết. Về kinh doanh vàng, bầu Kiên khẳng định chỉ kinh doanh giá vàng chứ không kinh doanh vàng hay vàng trạng thái)

 

-Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 20/5

 

-Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 20/5

 

-------------------

Ngày 23/5/2014, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Đức Kiên đã bước sang ngày thứ 4.

Sáng nay, tòa tiếp tục thẩm vấn. Chủ tọa cho biết, hôm nay tòa sẽ tập trung thẩm vấn về hành vi ủy thác cho nhân viên đem tiền đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao của ACB.

 8h30, phiên tòa bắt đầu.

Đại diện NHNN – Thanh tra NHNN:

“Theo luật các TCTD 2010 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, NHTM được quyền ủy thác và nhận ủy thác. Trong thời gian từ năm 2010 – 2011, trước khi luật này có hiệu lực thì việc ủy thác đầu tư được điều chỉnh theo quyết định 742, việc ủy thác đi gửi tiền tiết kiệm không có luật nào quy định. Những văn bản trái với luật này thì phải dừng và không được thực thi. Vào thời điểm các bị cáo phạm tội thì NHNN chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể về việc ủy thác.

Liên quan đến việc các NH đem tiền đi gửi tiền vào NH khác để hưởng lãi suất cao hơn, mà cụ thể là ACB, NHNN đã nói rất rõ với cơ quan điều tra là vi phạm điều 106 Luật các TCTD. Chúng tôi giữ nguyên quan điểm này.”

Ông Nguyễn Đức Kiên được cách ly sang phòng khác khi tòa xét hỏi ông Lý Xuân Hải.

Ông Lý Xuân Hải nhắc lại về nghị quyết của HĐQT ACB ngày 22/3/2012 chủ trương ủy thác cho nhân viên đem tiền đi gửi tiết kiệm tại Vietinbank. Kế toán trưởng Nguyễn Văn Hoà là người trực tiếp điều hành nhân viên thực hiện và báo cáo lại với ông Hải.

Ông Nguyễn Văn Hoà cho biết chính mình là người ký hợp đồng ủy thác cho các nhân viên. Trong đó Huỳnh Thị Bảo Ngọc được giao toàn quyền là người liên hệ với Vietinbank CN Hồ Chí Minh và các ngân hàng khác để tìm kiếm “mối” có hoa hồng tiền gửi cao. ACB đã thực hiện chuyển tiền cho nhân viên qua tài khoản. Người đã có tài khoản thì chuyển tiền vào rồi ký hợp đồng ủy thác, người chưa có thì chuyển tiền vào rồi mở tài khoản sau. 

Ông Hoà không biết Huyền Như, chỉ biết bà này khi bị bắt. Theo ông Hoà, việc mình thực hiện các thủ tục ứng tiền và gửi tiền là đúng quy định, việc thu và trả phí hoa hồng tiền gửi cũng là một nghiệp vụ của ngân hàng tuy không biết có quy định trong văn bản pháp luật nào không.

Tòa hỏi NHNN và đại diện NHNN khẳng định lại, theo Quyết định 1284 ban hành ngày 21/11/2002 của NHNN thì quá trình gửi tiền các NH đem tiền đi gửi tiền vào NH khác để hưởng lãi suất cao hơn là vi phạm pháp luật.

Hải Minh

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Đã có mô hình vay vốn liên kết 4 nhà đầu tiên

Đơn vị đầu mối mô hình này là Ngân hàng xây dựng và Tập đoàn Thiên Thanh.

Sau khoảng 2 tháng xuất hiện thông tin đầu tiên về gói cho vay liên kết 4 nhà gồm: nhà cho vay, nhà cung ứng vật liệu, nhà thầu và khách vay, đến nay, mô hình sản phẩm cho vay liên kết 4 nhà mới được công bố lần đầu tiên.
" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" openlb="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" resumevideo="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" startcoment="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" callback="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" callbeforeunload="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" resetso="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovagetversion="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovaenableads="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovadisableads="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovascheduleads="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovaloadplaylist="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovagetadschedule="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovagetstreamsequence="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovasetdebuglevel="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovagetdebuglevel="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovaskipad="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovaclearoverlays="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovashowoverlay="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovahideoverlay="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovaenableapi="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovadisableapi="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovasetactivelinearadvolume="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" ovaplay="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwaddeventlistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwremoveeventlistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetbuffer="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetduration="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetfullscreen="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetheight="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetmute="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetplaylist="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetplaylistindex="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetposition="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetstate="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetwidth="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetversion="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwgetvolume="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwplay="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwpause="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwstop="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwseek="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwload="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwplaylistitem="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwplaylistnext="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwplaylistprev="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwsetmute="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwsetvolume="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwsetfullscreen="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwcontrolbarshow="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwcontrolbarhide="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwdisplayshow="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwdisplayhide="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwdockhide="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwdocksetbutton="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwdockshow="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwloadinstream="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" jwdestroyapi="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" addcontrollerlistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" addmodellistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" addviewlistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" removecontrollerlistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" removemodellistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" removeviewlistener="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" getconfig="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" getplaylist="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" getpluginconfig="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" loadplugin="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" sendevent="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}" callnext="function () {return eval(instance.CallFunction("" + __flash__argumentsToXML(arguments,0) + ""));}">

Nguồn: FBNC

Theo cafef.vn
Read more…

Ngân hàng giảm vay mượn, gửi tiền nhau

So với cuối năm ngoái, nhiều ông lớn đã giảm hàng chục nghìn tỷ đồng tiền gửi và cho vay liên ngân hàng trong khi các nhà băng nhỏ cũng không mặn mà đi vay như trước.

Theo VTV

Theo cafef.vn
Read more…

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi tăng trưởng nhưng còn chậm

CP tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp, phân bổ tín dụng hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định TTCK, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho DN.

Sáng nay, 20/05/2014, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7 tại thủ đô Hà Nội.
Trong phiên họp sáng nay Đại biểu Quốc hội đã được nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày "Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2013; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2014".
Về mặt kinh tế, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm”. Cụ thể:
Giá tiêu dùng tháng 4 so với tháng 12/2013 tăng 0,88%, thấp nhất trong 4 năm qua. Giá tiêu dùng tháng 4 so với cuối tháng 12/2013 tăng 2,41%; năm 2012 tăng 2,6%; năm 2011 tăng 9,64%; năm 2010 tăng 4,27%. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Giá cả, thị trường cơ bản ổn định.
Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Tỷ giá, thị trường ngoại hối được duy trì ổn định. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng tăng 16,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tăng 17,2%; nhập khẩu tăng 13,7%; xuất siêu khoảng 684 triệu USD.
Thu ngân sách nhà nước đạt 36,9% dự toán,tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013; tiến độ thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2014 đạt cao hơn cùng kỳ những năm gần đây (cùng kỳ năm 2013 đạt 24,7%, năm 2012 đạt 27%); chi ngân sách nhà nước đạt 32,9% dự toán, tăng 7,5%.
Vốn đầu t­­ư trực tiếp nư­­ớc ngoài thực hiện tăng 6,7%.Vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân tăng 6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng tăng 5,4%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì ổn định. Dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Trong 4 tháng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 8,1% về số doanh nghiệp và 16,2% về vốn; đã có hơn 5,8 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động.
Song song với kết quả tích cực đạt được, Chính phủ đánh giá: "tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chứa đựng nhiều rủi ro". Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc. Tăng trưởng tín dụng thấp; việc xử lý nợ xấu còn chậm; cơ chế, chính sách xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc, bất cập.
Thêm vào đó, nhiều cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh chậm đi vào cuộc sống (như gói hỗ trợ tín dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp, hỗ trợ lãi suất đối với tôm, cá tra, tái canh cây cà phê, việc đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan…).
Tổng cầu thấp, sức mua vẫn còn yếu; tiêu thụ sản phẩm, nhất là gạo và một số nông sản còn nhiều khó khăn. Nhập khẩu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường châu Á.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn thấp. Sản xuất kinh doanh còn khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Trong 4 tháng đầu năm 2014, có 21.489 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Môi trường đầu tư còn nhiều bất cập. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn nhiều trở ngại, chưa đạt yêu cầu.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và xuất phát từ thực tiễn tình hình những tháng đầu năm, Chính phủ xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:
Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô như: Tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp; Phân bổ tín dụng hợp lý, phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 12 - 14%, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; Điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối; Thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước. Kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn.
Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tập trung vốn để thực hiện đúng tiến độ các công trình hạ tầng quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2014. Thực hiện các giải pháp phù hợp để thu hút mạnh các nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm.
Hai là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ba là, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởngTiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa... để khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ có hiệu quả các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm mới.
Q. Nguyễn
Ghi theo Quốc Hội

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Khó kỳ vọng đột phá về lợi nhuận

Theo nhận định của một số chuyên gia, danh sách NH giảm lãi sẽ vẫn còn nhiều trong thời gian tới, vì tín dụng tăng chậm, lãi biên có xu hướng thu hẹp hơn.

Lợi nhuận giảm do đâu?

Theo báo cáo của một số NHTM, lợi nhuận trong quý I/2014 khá khả quan. Trong đó, bất ngờ nhất phải kể đến Techcombank. Theo báo cáo mà NH này công bố, lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I đạt 673 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, đạt 57% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2014. Ngoài ra, Eximbank, SHB… là NH có lợi nhuận khả quan trong quý I/2014. Dự kiến từ nay đến hết tháng sẽ có thêm nhiều NHTM công bố báo cáo tài chính quý I/2014, nhất là các NH đã niêm yết chính thức.

Cùng với việc tín dụng các NH đang tăng trở lại, giới đầu tư kỳ vọng bức tranh lợi nhuận trong năm 2014 sẽ sáng sủa hơn so với năm 2013. Nhưng, lãnh đạo một NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thẳng thắn thừa nhận, diễn biến lợi nhuận các NH có thể đảo ngược, tức là cuối năm lãi giảm hoặc thậm chí thua lỗ. Như năm 2013, lãi quý IV của VietinBank giảm hơn 60%; SHB công bố lợi nhuận quý IV giảm hơn 70%. Hay như ACB công bố lỗ 293 tỷ đồng trong quý IV/2013. Năm nay, không loại trừ tình huống này cũng sẽ xảy ra đối với các NH khi hoạt động kinh doanh dự báo vẫn còn nhiều khó khăn.

Việc giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn với khách hàng là yếu tố đầu tiên tác động đến lợi nhuận NH. Đây cũng là điều mà các NH băn khoăn khi tiếp tục nhận nhiệm vụ giảm lãi suất cho vay. Một nguyên nhân nữa khiến lợi nhuận khó tăng mạnh, theo TS. Lê Thành Trung – Phó tổng giám đốc HDBank, là do thị trường ngày càng nhiều biến động, đặc biệt những sự kiện thời sự mới xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng. Vì thế, các NH hy vọng lợi nhuận ở mức chấp nhận được chứ không kỳ vọng lợi nhuận lớn trong năm nay.

Sự thận trọng trên của các NH có vẻ không thừa, khi kết quả kinh doanh trong quý I/2014 cũng cho thấy, nhiều NH đang bị sụt giảm lãi. Trong đó, Sacombank là cái tên đáng chú ý nhất. Sau khi trở lại ấn tượng với kết quả kinh doanh nổi bật trong năm 2013, sang đến quý I/2014, lợi nhuận trước thuế của NH này giảm hơn 11% so với cùng kỳ, đạt 793,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là nợ xấu tại NH này đã tăng lên đáng kể từ 1,45% cuối 2013 lên 1,86% khi kết thúc quý I/2014. Hiện, nợ xấu cũng đang là mối lo của nhiều NH khác như DongABank, ACB… Nợ xấu tăng lên gần 4% khiến DongABank giảm lãi tới 60% so với cùng kỳ. Tại ACB, tỷ lệ nợ xấu đã chính thức vượt mốc 3% lên 3,27%.

Theo nhận định của một số chuyên gia, danh sách NH giảm lãi sẽ vẫn còn nhiều trong thời gian tới, vì tín dụng tăng chậm, lãi biên có xu hướng thu hẹp hơn. Nhất là khi các NH phải đẩy mạnh việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ đã xấu và những khoản nợ có nguy cơ trở thành nợ xấu theo yêu cầu phân loại nợ và trích lập dự phòng của cơ chế mới. Thông tư 09 sắp áp dụng được dự báo tiếp tục là gánh nặng cho các NH khi tìm kiếm lợi nhuận trong năm 2014. Giới chuyên gia cũng cho rằng, nếu các NH muốn xử lý dứt điểm những “ung nhọt” trong cơ thể mình, việc chấp nhận lợi nhuận sụt giảm, thậm chí chấp nhận thua lỗ để có một sức khỏe tài chính tốt hơn cũng là điều phải tính đến.

Đầu tư giá trị tương lai

Nếu tình hình lợi nhuận của các NH không được khả quan, khả năng chi trả cổ tức cho các cổ đông chắc chắn sẽ khó cao. Trong mùa đại hội cổ đông vừa qua, vấn đề cổ tức được hâm nóng khi nhiều NH chia cổ tức thấp, thậm chí một số NH tuyên bố không chia cổ tức trong vài năm tới.

Thừa nhận việc chia cổ tức thấp là điều không mong muốn, nhưng theo một lãnh đạo NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các cổ đông nên thay đổi quan điểm về vấn đề này. Khi kinh tế khó khăn, NH là huyết mạch của nền kinh tế cũng sẽ không thể hoạt động tốt được. Mặt khác, vị lãnh đạo NHTMCP trên lưu ý, các cổ đông nên quan tâm nhiều hơn đến giá trị cổ phiếu. Đây mới là yếu tố quan trọng.

Ví dụ sau 6 tháng, giá cổ phiếu tăng từ 10 nghìn đồng lên 20 nghìn đồng/cổ phiếu, tăng 100%, lợi tức từ cổ phiếu của cổ đông tăng tương ứng. Còn nếu chỉ trông chờ cổ tức thì rất khó có mức sinh lời cao như vậy. Một số chuyên gia dự báo, cổ phiếu NH sẽ hấp dẫn trong trung và dài hạn, vì các NH đã và đang có những bước tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt xử lý các điểm nóng như nợ xấu, sở hữu chéo và cắt giảm các hoạt động rủi ro cao không có lợi cho nền kinh tế như vàng, ngoại hối...

Phân tích thêm giữa lợi nhuận và chia cổ tức, TS. Lê Thành Trung cho rằng, không phải lúc nào mối quan hệ này cũng đồng nhất. Có NH lợi nhuận cao, nhưng do chiến lược phát triển họ muốn dành phần lợi nhuận đó để tái đầu tư, tạo tiềm lực cạnh tranh tốt hơn nên sẽ không chia nhiều cổ tức. Mặt khác, cổ tức hay lợi nhuận cao, thấp còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Ví dụ như đối với DN bán lẻ, khi thị trường đi xuống họ phải chi phí nhiều cho quảng cáo để vực dậy thị trường, giữ thương hiệu. Theo đó, DN mới tiếp tục bán được hàng. Nếu cắt bớt chi phí quảng cáo, tiếp thị thì thương hiệu của DN này rất dễ bị lãng quên. Điều đó đồng nghĩa thị phần thu hẹp, dẫn đến họ phải rời bỏ thị trường bán lẻ.

Đối với các NH cũng vậy, cả nền kinh tế gặp khó khăn, mỗi NH có một chiến lược vượt khó cho mình. Có những NH sử dụng chiến lược tiết giảm tối đa chi phí để có được lợi nhuận. Nhưng lại có NH tranh thủ cơ hội mở rộng tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai như phát triển mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, gia tăng giá trị đem lợi nhuận tốt hơn trong tương lai... Đây là xu thế mà rất nhiều NH Việt Nam đang hướng tới.

 

Theo Nguyễn Vũ

Thời báo ngân hàng

Theo cafef.vn
Read more…

Hà Nội thanh tra diện rộng về nợ đọng xây dựng cơ bản

Thời gian thanh tra từ tháng 5 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9/2014.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND, triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ trên địa bàn thành phố.
Việc thanh tra sẽ tập trung xác định nguyên nhân, trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư dẫn đến tăng tổng mức đầu tư các dự án không được phép điều chỉnh theo quy định; việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng vồn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; việc phân bổ, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ...
Riêng việc nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, tập trung vào các nội dung: Việc thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao đối với các dự án đã được quyết định đầu tư; việc doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn gây nợ đọng; xác định trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản...
Thời gian thanh tra từ tháng 5 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9/2014. Qua đó, phát hiện ra những sơ hở, yếu kém, vi phạm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ...
Trước đó, ngày 3/4, Chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng cũng cho biết, Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra nợ đọng xây dựng cơ bản. Hiện Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đang chỉ đạo chuẩn bị triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.
Lan Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Vay tiền nước ngoài cứu nợ xấu ngân hàng?

Với tỷ lệ 9,71% nợ xấu, như vậy có thể hiểu, toàn bộ vốn điều lệ là dùng để "cúng" nợ xấu, không còn một đồng xu nào dành cho việc ngăn ngừa những rủi ro khác.

Tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tính đến ngày 22/4 tăng 0,62% so với cuối năm 2013, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là điều đáng lo ngại, phản ánh nhu cầu vay vốn nội địa rất yếu.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tăng trưởng tín dụng thấp ở Việt Nam không phải là từ cầu (bên đi vay) mà là từ cung, bởi các ngân hàng dè dặt không muốn cho vay mà nguyên nhân sâu xa là do nợ xấu cao.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, con số nợ xấu mới được công bố 9,71% của hệ thống ngân hàng là rất cao. Tuy nhiên, đây chỉ là con số bình quân của toàn hệ thống, nếu tính từng ngân hàng thì sẽ có ngân hàng có nợ xấu cao hơn con số bình quân. Những ngân hàng này mới thực sự đáng lo ngại.

Các ý kiến cho biết, theo thông lệ quốc tế, ngân hàng phải có ít nhất vốn điều lệ bằng 8% tổng dư nợ, tức là khi cho vay 100 đồng, ngân hàng phải có 8 đồng vốn để bảo đảm rủi ro tín dụng. Với tỷ lệ 9,71% nợ xấu, như vậy có thể hiểu, toàn bộ vốn điều lệ là dùng để "cúng" nợ xấu, không còn một đồng xu nào dành cho việc ngăn ngừa những rủi ro khác.

Không những thế, cách xử lý nợ xấu hiện nay quá chậm. Công ty Quản lý nợ và tài sản tồn đọng (VAMC) lại không thể xử lý nợ xấu ngay được và về bản chất vẫn chỉ là hạch toán, không phải xử lý bằng nguồn tài chính thực để có tác động vào nền kinh tế.

Theo ông Kim, ở mọi quốc gia, người ta đều dùng tiền thật để vực dậy ngân hàng yếu kém, chỉ riêng ở Việt Nam là dùng giải pháp "kế toán" để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo ông Kim, nên nghiên cứu thêm phương án tìm kiếm vốn trên thị trường quốc tế để tài trợ hệ thống ngân hàng.

"Tất nhiên như vậy nợ công sẽ tăng, nhưng ta cũng tin rằng hệ thống ngân hàng sẽ sớm phục hồi, sẽ trang trải khoản nợ này. Khi trái phiếu đáo hạn hoặc được hoán đổi thành cổ phiếu và bán lại trên thị trường chứng khoán. Một khi hệ thống ngân hàng bình phục, DN sẽ có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, kinh tế sẽ trở lại đà phát triển cũ", ông Kim nói.

Với mức nợ xấu hiện tại, không một ngân hàng nào dám dứng lên cho DN đang gặp khó khăn vay tiền. Ngay cả với những DN có kinh doanh tương đối tích cực, họ cũng rất dè dặt. DN không thể tiếp cận được nguồn vốn, tiếp tục phải giải thể, thì tình hình sẽ khó khăn hơn và nợ tốt hiện tại sẽ trở thành nợ xấu giống như một vòng xoáy khó thoát.

Ông Kim cho biết, đây không phải là một kịch bản tưởng tượng mà là tình hình thật sự của hệ thống ngân hàng. Họ đang thừa tiền huy động, không thể cho DN vay, nên đổ vào trái phiếu và đang nỗ lực cho vay tiêu dùng. Trong khi đó, giới tài chính đều thừa nhận lĩnh vực vay tiêu dùng, nhất là với những quốc gia có thu nhập thấp thì rủi ro rất cao.

Một số ý kiến cho rằng, hiện nay nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã qua thời kỳ "cục máu đông" mà trở thành "cục u ác tính", phát triển hỗn độn và có tính xâm lấn. Nếu chúng ta vẫn chậm chạp trong xử lý nguy cơ lan tràn dễ xảy ra và sẽ rất khó giải quyết.

Nếu tình trạng nợ xấu quá mức còn tồn tại thì nguy cơ một vài ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng phá sản rồi kéo theo những ngân hàng khác và đe dọa cả hệ thống ngân hàng. Không những thế, số DN gặp khó khăn đóng cửa vẫn nhiều, kinh tế quốc gia sẽ tiếp tục trì trệ.

 

Theo Trần Thủy

VEF

Theo cafef.vn
Read more…

Tiền ế, nhà băng gắng gượng "lấy công làm lãi"

Số liệu thống kê của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước – NHNN) cho thấy, tính đến 22/4/2014 tín dụng đã tăng 0,62% so với cuối năm 2013. Dòng tiền sau một thời gian “đóng băng” thì nay đã nhúc nhích chuyển động, thay vì “đứng im” như 2 tháng đầu năm.

Trong khi đó, số liệu tăng trưởng tại một số tổ chức tín dụng lại ghi nhận sự tăng đột biến. Có những ngân hàng ngay trong quý I/2014 tín dụng đã tăng tới trên 10 % như NHMTCP Tiên Phong (TPB), hay như tại NHTMCP Quốc tế (VIB) tăng ở mức 7,1%. Thuộc top tăng trưởng thấp hơn có thể điểm đến những cái tên như NHTMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), mức tăng trưởng dành cho khách hàng vay đạt 2,25%, tương đương  71.858 tỷ đồng…

Tiền ế, nhà băng gắng gượng

Các ngân hàng hiện đang chấp nhận "ăn mỏng" lợi nhuận để đẩy vốn ra nhanh hơn

Chia sẻ với Infonet, ông Lê Quang Trung – Phó tổng giám đốc VIB cho biết, sở dĩ tín dụng của VIB tăng trưởng tốt là do các giải pháp cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại sản phẩm… của ngân hàng thực hiện trong thời gian dài vừa qua, tới giờ đã “ngấm”.  

Tuy vậy, ông Lê Quang Trung cho rằng, trong bối cảnh hiện nay tín dụng sẽ khó tăng ồ ạt bởi nợ xấu vẫn là mối nghi ngại của các nhà băng. Đồng thời, sau một thời gian “vấp” phải nợ xấu các ngân hàng đã thắt chặt khẩu vị rủi ro, “mở” hầu bao nhưng cũng phải lựa chọn đối tượng để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Theo sếp của VIB, với tình hình kinh doanh hiện nay mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của các nhà băng đã rút về còn dưới 1%, chứ không phải “ăn dày” như nhiều người vẫn nghĩ. “Thậm chí, chúng tôi chấp nhận hy sinh lợi nhuận, cho vay dưới giá vốn nếu “gặp” được DN tốt” – Phó tổng của VIB thẳng thắn.

Dẫn chứng cho con số mình đưa ra, ông Trung tính toán, với mức lãi huy động đầu vào thị trường khoảng 6%/năm hiện nay, cộng với khoản dự trữ bắt buộc, các loại chi phí (chi phí hành chính, trả lương nhân viên…) thì chênh lệch lãi suất giữa đầu vào – đầu ra của ngân hàng sẽ vào khoảng 7,8%/năm. So với mức lãi cho vay ra của nhà băng này hiện vào khoảng 8,5%/năm thì ngân hàng chỉ “lời” 0,7%.

Ngay cả với các ngân hàng quốc doanh giá vốn huy động rẻ hơn, nhưng lãi vay đầu ra thấp hơn khối thương mại cổ phần thì lãi biên tín dụng cũng rất thấp, dưới 1%.

“70-80% thu nhập của nhà băng đến từ tín dụng. Nếu huy động một đồng vốn mà để tồn trong kho lâu là lỗ, thế nên bằng mọi cách, thậm chí chấp nhận lãi ít cũng phải đẩy vốn ra. Vốn ra được cũng giúp luân chuyển sản xuất trong nền kinh tế hài hòa hơn” – ông bày tỏ.

Theo lý giải của NHNN, trong bối cảnh lạm phát so với cùng kỳ tăng ở mức thấp (4,45%), tín dụng đã có tăng trưởng thực, dù 4 tháng đầu năm mới chỉ đạt chưa đầy 1%, cũng có tác dụng mở rộng đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ở hoạt động huy động vốn, dù trong thời gian qua, lãi suất chỉ duy trì mức thấp là 6%/năm cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và từ 6,5 - 7,5% cho các kỳ hạn dài, nhưng dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào ngân hàng bởi gửi tiết kiệm vẫn được đánh giá là đầu tư an toàn và hiệu quả.

Theo thống kê của NHNN hiện mặt bằng lãi suất cho vay chỉ ở mức 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn; 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn. Trong đó, một số DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm.

Đó là mặt bằng lãi suất chung của cả hệ thống, còn tại một số nhà băng mức lãi vay dành cho DN đã  ”tụt” hẳn xuống, chỉ dao động từ 6-8,5%/năm như tại VIB.

Đa số các lãnh đạo nhà băng đều cho rằng, dòng vốn đang ”đổ” vào sản xuất nhiều hơn. 

Đã qua thời các nhà băng “ăn dày” chênh lệch giữa lãi suất huy động-cho vay lên tới 5-6% khiến DN bức xúc tố với NHNN cách đây 1 năm.

Theo 24h.com.vn
Read more…

Phó Thống đốc NHNN: Hệ thống ngân hàng đã qua thời kỳ khó khăn nhất

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Hệ thống TCTD Việt Nam đã được cơ cấu lại một bước quan trọng và vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, nguy cơ đổ vỡ hệ thống đã được loại bỏ.

Giảm số lượng các TCTD không phải là mục tiêu của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu cuối cùng của công tác tái cơ cấu là xử lý những tồn tại, yếu kém và tăng cường sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD, nâng cao năng lực tài chính, quản trị và quy mô của các NHTM. Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú với Đầu tư Chứng khoán.

NHNN không chịu sức ép nới lỏng tiền tệ
Phải chăng NHNN đang chịu sức ép phải nới lỏng tiền tệ rất lớn năm nay, khi thông điệp về thúc đẩy cho vay và hành động hạ lãi suất được đưa ra rất sớm từ đầu năm?
Có thể khẳng định so với trước đây, chính sách tiền tệ (CSTT) đã được nới hơn rất nhiều, thể hiện qua hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, mặt bằng lãi suất thấp hơn, tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ... Tuy nhiên, để việc điều hành CSTT theo hướng nới lỏng hay thắt chặt và nếu nới thì nới ở mức độ nào cũng phải tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế, theo sát diễn biến kinh tế và luôn phải quán xuyến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát của năm 2014.
Năm 2014, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế... Với yêu cầu mục tiêu đó, năm 2014 NHNN sẽ tiếp tục điều hành CSTT một cách chủ động, linh hoạt, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để thực hiện mục tiêu này.
Theo đó, ngay từ những tháng đầu năm 2014, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để điều tiết tiền tệ hợp lý thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD và ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đồng thời, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng...
Nhìn chung, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế được hệ thống ngân hàng triển khai tích cực nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống ngân hàng. Đến nay, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, đến tháng 3/2014 chỉ tăng 0,8% so với đầu năm, tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2013 và là mức tăng thấp nhất của quý I trong hơn 10 năm gần đây, thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản của các TCTD cải thiện, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2013.
Đúng là hiện kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, song tăng trưởng vẫn phục hồi rất chậm?

Trong thời gian tới, nền kinh tế có chiều hướng ổn định nhưng chưa thực sự vững chắc vì chịu tác động nhiều bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, sự biến động giá cả thế giới, các rủi ro thiên tai… Do đó, kinh tế vĩ mô nói chung vẫn cần phải theo dõi sát diễn biến lạm phát, cho dù lạm phát tính đến tháng 3/2014 chỉ tăng ở mức rất thấp. Cùng với đó, lạm phát kỳ vọng tiếp tục ổn định và người dân tin tưởng hơn vào quyết tâm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát của NHNN, của Chính phủ. Ngoài ra, nếu giá hàng hóa cơ bản và lạm phát trên thị trường thế giới dự kiến xu hướng ở mức thấp như hiện nay thì nhiều khả năng lạm phát cả năm 2014 chúng ta sẽ được kiểm soát ở mức khoảng 6%.
Bởi vậy, trong điều hành, điểm xuyên suốt là NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN để hỗ trợ nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc cũng như an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, việc điều hành CSTT nên theo lạm phát mục tiêu, chứ như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng việc điều hành CSTT vẫn đang “chạy theo lạm phát”?

Có thể nói nhiệm vụ kiểm soát lạm phát là ưu tiêu hàng đầu của NHNN trong việc điều hành CSTT. Tuy nhiên để kiểm soát lạm phát, một mình CSTT là rất khó mà phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều chính sách khác, đặc biệt là chính sách tài khóa, đầu tư công, công tác điều hành giá cả thị trường… mà rộng hơn nữa là điều hành hài hòa sự cân bằng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
Riêng với CSTT, có thể khẳng định NHNN đã và đang liên tục đổi mới công tác điều hành. Theo đó, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ, linh hoạt các nghiệp vụ truyền thống nhằm điều tiết cung tiền, lãi suất, tỷ giá, NHNN đã nâng cao tính chủ động, dẫn dắt thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch để định hướng kỳ vọng thị trường, củng cố lòng tin của người dân và của TCTD vào điều hành của NHNN… Do đó, việc điều hành CSTT theo lạm phát mục tiêu cũng là xu hướng đã và đang tiến tới.
Cho đến nay, có thể thấy điều hành CSTT của NHNN đã đạt những kết quả tích cực như lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định, lòng tin vào VND tăng cao, các tổ chức kinh tế và tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng đánh giá cao kết quả điều hành CSTT của NHNN thời gian vừa qua. Đây là những điều kiện thuận lợi, là động lực để NHNN thời gian tới kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Một vấn đề đặt ra khi kinh tế phục hồi, với đặc thù kinh tế Việt Nam, nhập siêu sẽ càng lớn và sức ép lên tỷ giá cũng lớn. Vậy Phó Thống đốc có thể cho biết mục tiêu điều hành tỷ giá từ giờ tới cuối năm 2014?

Trong thời gian qua, với các giải pháp điều hành tỷ giá linh hoạt kết hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác, đặc biệt là chính sách lãi suất, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ tương đối ổn định, góp phần quan trọng để đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hạn chế tình trạng đôla hóa, cải thiện môi trường đầu tư và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tính đến nay, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục trên 35 tỷ USD.
Dự trữ ngoại hối dồi dào một mặt đã tăng vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam trên trường quốc tế; mặt khác cũng tạo điều kiện để NHNN điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ một cách chủ động và hiệu quả hơn. Do đó, mặc dù khả năng nhập siêu sẽ tăng khi kinh tế phục hồi, nhưng nhìn tổng thể các yếu tố tác động tới tỷ giá tạo áp lực giảm giá đồng Việt Nam theo tôi là không lớn.
Căn cứ vào diễn biến hiện nay, cũng như dự báo cung - cầu ngoại tệ thời gian tới, tôi có thể khẳng định, những tháng còn lại của năm 2014 tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định, nếu có biến động cũng không quá 1% và NHNN cũng đã xác định chỉ tiêu này để điều hành tỷ giá.
Để đảm bảo đạt được mục tiêu này, bên cạnh biện pháp sẵn sàng mua, bán ngoại tệ can thiệp thị trường khi cần thiết, NHNN sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, để từ đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách lãi suất tiền đồng và lãi suất ngoại tệ hợp lý, đảm bảo nâng cao vị thế của đồng Việt Nam.
Theo đó, NHNN sẽ tiếp tục điều hành các kênh cung ứng tiền cũng như điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống linh hoạt và hợp lý, đảm bảo không gây áp lực lên lạm phát cũng như áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cũng tăng cường quản lý thị trường vàng để ngăn ngừa tác động bất lợi đối với thị trường ngoại tệ, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thanh tra, kiểm tra thị trường ngoại tệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa, chuyển dần quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán ngoại tệ.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: chủ động và tự nguyện

Một vấn đề khác, đó là “cục máu đông” nợ xấu. Phó Thống đốc có hài lòng với kết quả xử lý đã đạt được hay không và bước đi tiếp theo sẽ là như thế nào?
Nói là hài lòng hay chưa là rất khó bởi nợ xấu vẫn còn khá cao, tuy nhiên có thể khẳng định rằng kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua là khá tích cực. Song thành công nhất, theo tôi, đó nhận thức về vấn đề nợ xấu đã thay đổi căn bản, từ trong các cơ quan quản lý cho tới từng TCTD. Đó chính là yếu tố then chốt khiến tiến trình xử lý nợ xấu diễn ra khá thông suốt; và quan trọng hơn là ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Theo đó, toàn hệ thống đã xử lý được 97,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013, bao gồm các giải pháp, các NHTM chủ động đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng vay, xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng để xử lý, bán nợ cho VAMC; các DN chủ động bán hàng giảm tồn kho để trả nợ ngân hàng.
Mặc dù đạt được kết quả bước đầu về xử lý nợ xấu, song xét trong bối cảnh hiện nay, áp lực gia tăng nợ xấu là rất lớn và việc xử lý nợ nhanh gặp nhiều khó khăn do: thứ nhất, sản xuất kinh doanh chậm phục hồi; thứ hai, khuôn khổ pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập; thứ ba, thị trường bất động sản vẫn còn trì trệ; thứ tư, thị trường mua bán nợ chưa phổ biến; thứ năm, các giải pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu chưa được triển khai đồng bộ và phát huy tác dụng.

Vậy để đảm bảo việc xử lý nợ xấu đạt được các mục tiêu, tiến độ đề ra, cần tập trung thực hiện những điểm gì?

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định số 843, ngoài ngành ngân hàng còn đòi hỏi sự tham gia chủ động, tích cực từ các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, đẩy nhanh hoàn thiện và ban hành các quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Để xử lý được thực chất các khoản nợ xấu của khách hàng vay không còn khả năng phục hồi, VAMC và các TCTD phải chủ động hơn trong việc bán, xử lý tài sản bảo đảm. Vấn đề quan trọng bấy lâu nay vẫn đặt ra nhưng chưa được giải quyết kịp thời, đầy đủ đó là cơ chế xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp lý là cản trở lớn trong quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD, nên việc sớm ban hành các quy định, hướng dẫn rõ ràng đầy đủ đồng bộ về xử lý tài sản bảo đảm là vấn đề cấp thiết.
Bên cạnh đó, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho DN và phát triển thị trường bất động sản. NHNN đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ - CP của Chính phủ ngày 2/1/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Liên quan đến VAMC, nhiều định chế tài chính nước ngoài nhận định, đây là một công cụ xử lý nợ xấu rất đặc biệt trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, tuy nhiên, năng lực và vai trò của VAMC cần được nâng lên nữa. Quan điểm của Phó Thống đốc như thế nào?

Họ nhận định như vậy là đúng. Cần đẩy mạnh hoạt động của VAMC để VAMC thực sự là một công cụ xử lý được những khó khăn đã tích tụ trong hoàn cảnh rất đặc biệt hiện tại. Do vậy, VAMC cần được tạo điều kiện hơn nữa về nguồn lực tài chính, cơ chế mới riêng biệt, điều kiện và môi trường hoạt động...
Trước mắt, một số giải pháp cần được thực hiện như sau: tạo điều kiện thuận lợi cho VAMC mua được 70 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt; đẩy mạnh việc bán nợ, xử lý nợ và tài sản bảo đảm của VAMC. Tăng cường năng lực tài chính cho VAMC để mua bán nợ theo cơ chế thị trường, đầu tư vào dự án bất động sản dở dang, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay vượt qua khó khăn thông qua tăng vốn điều lệ của VAMC thêm 1.000 - 2.000 tỷ đồng; Huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn ODA cho VAMC.
VAMC phối hợp với TCTD tiếp tục cơ cấu lại nợ cho khách hàng vay và hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay. Có cơ chế, chính sách hợp lý đối với TCTD trong việc phân bổ lỗ do bán nợ xấu và miễn thuế đối với thu nhập tăng lên do phân bổ lỗ trong năm tài chính.

Trên thị trường hiện nay đang rộ lên thông tin về hoạt động mua bán, sáp nhập của các ngân hàng. Phó Thống đốc bình luận gì về việc này?

Cả về mặt lý luận và thực tiễn, sáp nhập, hợp nhất là một giải pháp rất hữu hiệu để xử lý các TCTD yếu kém, là giải pháp kinh tế nhất đối với xã hội nhằm giảm thiểu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tận dụng tối đa nguồn lực của khu vực tư nhân trong quá trình cơ cấu lại, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người gửi tiền, duy trì an toàn, ổn định hệ thống.
Sáp nhập, hợp nhất cũng là biện pháp đem lại nhiều lợi ích đối với các TCTD hoạt động bình thường, thông qua đó các TCTD nâng quy mô hoạt động, tăng lợi thế trong kinh doanh… Vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với những quyết tâm của Đảng và Chính phủ thực hiện công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, nhiều TCTD đã chủ động sáp nhập, hợp nhất với nhau để tạo vị thế mới trên thị trường.
Tuy nhiên, cơ cấu lại các TCTD là trách nhiệm không chỉ của riêng các TCTD, mà còn là của cơ quan quản lý. Do đó, ngoài ý thức chủ động tự nguyện của các TCTD, còn có sự chỉ đạo sát sao của NHNN để đạt được những lợi ích riêng cho từng TCTD và lợi ích chung cho hệ thống các TCTD và cao hơn nữa là lợi ích của xã hội và của người gửi tiền.
Hệ thống TCTD Việt Nam đã được cơ cấu lại một bước quan trọng và vượt qua thời kỳ khó khăn nhất, nguy cơ đổ vỡ hệ thống đã được loại bỏ, hầu hết các TCTD, kể cả các ngân hàng yếu kém đã được phê duyệt Phương án cơ cấu lại theo đúng thực trạng tình hình và mục tiêu của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015. Các tồn tại, sai phạm và yếu kém trên các mặt hoạt động, tài chính, quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ đã được khắc phục, chấn chỉnh từng bước; các chỉ số an toàn hoạt động cơ bản đáp ứng yêu cầu, quy định của pháp luật; bước đầu hình thành một số ngân hàng có quy mô lớn, quản trị tiên tiến và có khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Có chuyện ngân hàng bị “cưỡng bức” sáp nhập?
Nhìn chung đến nay, các phương án hợp nhất, sáp nhập đều dựa trên hình thức tự nguyện giữa các TCTD theo đúng quy định của pháp luật và chủ yếu dựa vào nguồn lực của khu vực tư nhân; quá trình tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, giải thể không để xảy ra sự cố bất thường, ngoài tầm kiểm soát, không làm ảnh hưởng quyền lợi của người gửi tiền, không làm gián đoạn cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Nếu như năm 2012 việc cơ cấu lại chủ yếu tập trung đối với một số ngân hàng yếu kém có nguy cơ đổ vỡ, thì sang năm 2013 và hiện nay việc cơ cấu lại các TCTD đã mang tính chủ động và tự nguyện từ các TCTD. Điều này cũng chứng tỏ rằng các chủ trương, chính sách, biện pháp cơ cấu lại ngân hàng đã được tuyên truyền, phổ biến tốt và nhận thức về cơ cấu lại ngân hàng, tư duy quản trị của các chủ sở hữu TCTD đã có sự thay đổi căn bản theo hướng thừa nhận sự tất yếu khách quan phải cơ cấu lại để vượt qua những hạn chế, yếu kém và tăng cường năng lực cạnh tranh. Những kết quả đạt được ban đầu về cơ cấu lại các TCTD cho thấy sáp nhập, hợp nhất là giải pháp hữu hiệu và dần trở thành xu thế mới hiện nay, góp phần quan trọng trong việc ổn định hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh cơ cấu lại các TCTD ở cấp độ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải là cứ “cộng” các ngân hàng vào là tái cơ cấu xong, thưa Phó Thống đốc?
Đúng vậy, giảm số lượng các TCTD không phải là mục tiêu của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu cuối cùng của công tác tái cơ cấu là xử lý những tồn tại, yếu kém và tăng cường sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD, nâng cao năng lực tài chính, quản trị và quy mô của các NHTM nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế về vốn và dịch vụ ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bởi vậy, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD với trọng tâm sau đây: thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc sáp nhập, hợp nhất. Bên cạnh các biện pháp tự nguyện tái cơ cấu của TCTD, NHNN sẽ kiên quyết áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh, bắt buộc theo quy định của pháp luật để xử lý đối với những TCTD nếu không tích cực, tự nguyện hoặc không thể cơ cấu lại; xử lý tích cực nợ xấu của các TCTD, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC trong việc mua, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các khoản nợ.
Ngoài ra, NHNN sẽ chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các TCTD thực hiện các phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hoạt động ngân hàng để thúc đẩy tái cơ cấu và hoàn thành các chuẩn mực an toàn cao hơn cho các TCTD; Tích cực cơ cấu lại hoạt động của các TCTD theo hướng tập trung vào hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đặc biệt nông nghiệp nông thôn, DN nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, xây dựng công nghệ cao; từng bước xử lý vấn đề sở hữu chéo đi đôi với việc bảo đảm sự ổn định của hệ thống ngân hàng...
Theo gafin.vn
Read more…

“Bỏ sỉ theo lẻ”, các ngân hàng có “sống khỏe”?

Những khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng và cho vay doanh nghiệp là nguyên nhân lớn khiến cho nhiều ngân hàng buộc phải tìm cho mình một hướng đi mới.

 

Đẩy mạnh thu hút khách hàng lẻ hiện đang được coi là một xu hướng mới của các ngân hàng. Tuy nhiên, liệu việc đổ xô ra “chợ” có giúp các ngân hàng “sống khỏe” như kỳ vọng?
Xu hướng tập trung vào kênh bán lẻ liệu có mang lại nhiều lợi ích như các ngân hàng kỳ vọng, hay cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro dễ "chết"?

Ngân hàng đổ xô ra “chợ”

Trước đây, các ngân hàng (NH) thường tập trung chủ yếu vào bán buôn (ngân hàng đầu tư) và đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thì thời gian gần đây việc đẩy mạnh kênh bán lẻ thông qua việc cho vay tiêu dùng và phát triển dịch vụ đang là hoạt động được quan tâm hàng đầu, mang lại những đóng góp rất lớn vào lợi nhuận của nhiều ngân hàng.

Theo thống kê, hiện nay, thị trường bán lẻ đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của hơn 100 tổ chức tín dụng, đặc biệt là của 48 ngân hàng thương mại và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, như vậy có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, bán lẻ đang là một hướng đi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các NH. Không khó để có thể nhận thấy những lợi ích tích cực của kênh bán lẻ mang lạị. Cụ thể, dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) đã trực tiếp làm biến tổi từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội của việc thanh toán và lưu thông tiền mặt.

Đối với các NH, kênh bán lẻ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Đối với khách hàng, dịch vụ NHBL đã mang đến cho khách hàng sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình thanh toán, sử dụng nguồn thu nhập của mình.

Rất nhiều rủi ro

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho cả bên cho vay và người đi vay vốn”.

Cụ thể, mặc dù các NH đang ra sức đưa ra những ưu đãi để thu hút khách hàng, mở rộng nguồn khách hàng, nhưng thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng vẫn là một hoạt động rất khó, bởi nhu cầu của khách hàng chưa cao. Mặc dù nhiều NH đã giảm lãi suất rất lớn, tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn chưa thấy “mặn mà”, vẫn mang tâm lý chờ đợi lãi suất và giá nhà giảm thêm.

Không chỉ có vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và bán lẻ nói chung cũng tiềm ẩn rất nhiều gặp rủi ro do khách hàng vay trải rộng và nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Việc đẩy mạnh các dịch vụ bán lẻ như cho vay qua thẻ, sản phẩm phái sinh dễ dẫn đến tình trạng mất vốn, phái sinh chịu rủi ro tỷ giá…Còn đối với các NH, việc hạ lãi suất ở hầu hết các gói ưu đãi khiến cho lãi suất cho vay ở mức thấp, không thể bằng mức cho vay doanh nghiệp.

Bên cạnh đó,việc các NH hối hả chạy đua bán lẻ cũng khiến cho thị trường nhân sự của nhóm ngành tài chính ngân hàng có sự biến động và xáo trộn rất lớn. Đi kèm với việc hàng loạt các nhân sự bị sa thải, thay thế là việc rất nhiều ngân hàng liên tiếp tuyển dụng để có sự thay thế, bù đắp. Theo khảo sát của Công ty Towers Watson, tỷ lệ nghỉ việc của ngành ngân hàng năm 2013 khoảng 15%.

Bà Nguyễn Thị An Bình, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khẳng định, đúng là mảng ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận cao, song từ trước đến nay, MB không chủ trương “đua” cho vay tiêu dùng. Bởi dù lợi nhuận cao, song phát triển ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng đồng nghĩa với việc cực kỳ tốn nhân lực, chi phí lớn và nguy cơ nợ xấu cao.

 

Theo Minh Hiền

Seatimes

Theo cafef.vn
Read more…

“Thì thầm” tín dụng

“Thì thầm” tín dụng

Để giữ chân khách hàng tốt, có thể ngân hàng nhỏ phải lựa chọn hy sinh lợi nhuận, thậm chí lỗ cục bộ, bởi mất khách hàng là mất tất cả - Ảnh minh họa.

Thì thầm, hiểu nôm na là các chủ thể liên quan không muốn gây sự chú ý với xung quanh và thường cùng có lợi.
Những ngày đầu Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) công bố tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông thường niên 2014, phải có “mẹo” mới có thể đọc được trên website công bố. Bù lại, báo cáo về kết quả kinh doanh của họ cho người đọc một chi tiết nhỏ, nhưng phản ánh một thực tế khó khăn lớn.
Đến 31/12/2013, tổng dư nợ của PG Bank ở mức 13.866 tỷ đồng, chỉ tăng 0,6% so với cuối năm 2012. Nếu lấy cả phần nợ xấu đã bán cho VAMC tính vào tổng dư nợ, tăng trưởng chung là 7,2%.
Dù thế nào thì đó cũng là tỷ lệ thấp. Có nhiều nguyên do. Có một nguyên do mà PG Bank đưa ra, cũng là chi tiết nói trên: khó cho vay vì khách hàng tốt bị cạnh tranh lãi suất từ các ngân hàng thương mại nhà nước.
Chỉ một dòng nguyên nhân ngắn ngủi như vậy, nhưng phản ánh một khoảng cách rất dài, khó rút ngắn và nhiều gập ghềnh trong cạnh tranh giữa ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn, thời gian qua và hiện nay.
So sánh một cách đơn giản, ngân hàng lớn dĩ nhiên có nhiều ưu thế về tiềm lực tài chính, mạng lưới, lực lượng nhân sự… Đơn cử như, với quy định giới hạn cấp tín dụng 15% vốn điều lệ cho một khách hàng, dự án, thì chỉ những “ông lớn” mới đủ điều kiện để nắm những khoản vay hàng nghìn tỷ - nhu cầu và sức vay của những khách hàng lớn. Với những ngân hàng nhỏ, tương tự, quy mô vốn chỉ 3.000 - 4.000 tỷ thì hạn mức đương nhiên là hạn chế và chủ yếu tìm đến những khách hàng nhỏ và vừa (SME).
Thế nhưng, các ngân hàng lớn cũng đang ráo riết săn khối SME, miễn là khách hàng tốt. Nhưng cạnh tranh như vậy chưa phải quyết liệt nhất.
Phân tích các điều kiện, ưu thế cạnh tranh và quyết liệt nhất hiện nay là mức độ chịu chơi trong cho vay. Cụ thể là lãi suất như nguyên do mà PG Bank đưa ra. So sánh này thì các ngân hàng nhỏ cũng có phần lép vế.
Ngân hàng nhỏ thường gặp khó khăn hơn trong thu hút nguồn tiền gửi. Để khắc phục, công cụ phổ biến và gần như duy nhất là lãi suất hoặc chính sách khuyến mại để tạo được lực hấp dẫn lớn hơn các ngân hàng lớn. Chung quy, chi phí huy động tốn kém hơn, điều kiện để hạ lãi suất cho vay cạnh tranh cũng hạn chế hơn.
Thế nhưng, để giữ chân khách hàng tốt, có thể ngân hàng nhỏ phải lựa chọn hy sinh lợi nhuận, thậm chí lỗ cục bộ, bởi mất khách hàng là mất tất cả. Tiến xa hơn, để tiếp cận khách hàng lớn cũng vậy, mức độ chịu chơi về lãi suất cho vay càng căng hơn. Và thế nên mới có những tiếng “thì thầm”.
Cuối 2013 đầu 2014, một số ngân hàng lớn công bố các hợp đồng tín dụng khủng. Trong câu chuyện bên lề, cán bộ tín dụng một ngân hàng nhỏ ấm ức: “Chúng tôi cũng vừa có mấy khoản cho vay quy mô đáng kể với những đối tác đó, nhưng không công bố. Vì thỏa thuận giữa hai bên, có lẽ để tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác toàn diện với ngân hàng lớn mà khách hàng vừa ký thỏa thuận”.
Nhưng, hẳn còn có một lẽ khác. Họ tránh sự chú ý xung quanh về lãi suất của nhưng khoản vay “thì thầm” đó (?). Nhất là, vừa qua Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhắc nhở về hiện tượng lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động…
Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nêu quan điểm, trong bối cảnh hiện nay, khách hàng làm ăn tốt, minh bạch và an toàn nên được hưởng lãi suất thấp là rõ ràng. Lợi ích cuối cùng là cho khách hàng, chi phí cho sản xuất kinh doanh giảm bớt.
Ngân hàng cũng không hẳn thua thiệt. Giả dụ họ cho vay VND lãi suất chỉ 5 - 6%/năm, nhưng lãi suất huy động bình quân vẫn có thể thấp hơn, nhất là ở khối ngân hàng thương mại nhà nước có lợi thế tập trung các nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn lãi suất rất thấp của các tổ chức lớn.
“Cứ cho lãi suất cho vay chỉ 5%/năm đi, cho vay vốn lưu động ngắn hạn, cũng tốt quá đi chứ. Còn hơn cho vay trên liên ngân hàng, suốt thời gian qua và hiện nay lãi suất kỳ hạn ngắn chỉ 2-3%/năm”, lãnh đạo ngân hàng trên so sánh, dĩ nhiên chỉ là tương đối vì tính chất rủi ro giữa hai thị trường là khác nhau.
Ông nhìn nhận thêm: “Sau rất nhiều năm doanh nghiệp mới được tiếp cận những mức lãi suất vay vốn dễ chịu như vậy. Đến thời điểm này, theo tôi, nếu doanh nghiệp nào còn bức xúc về lãi suất cho vay thì có lẽ tình hình hoạt động của họ có vấn đề”.
Với giả dụ trên, các ngân hàng nhỏ khó đủ sức để theo đuổi những mức lãi suất cho vay 5-6%/năm. Một loạt khoản vay khủng mà các ngân hàng lớn công bố thời gian gần đây, lãi suất là những tiếng “thì thầm”, nhưng hẳn là rất cạnh tranh tranh, bởi chính giữa các “ông lớn” cũng phải cạnh tranh với nhau.
Với ngân hàng nhỏ, cạnh tranh mở rộng ở tất cả các phân khúc khách hàng lại càng khó, nếu không nói chấp nhận rủi ro chi phí. Trong khi đó, các ngân hàng lớn cũng không chừa phân khúc nào, thậm chí đang đẩy mạnh cả ở mảng tín dụng tiêu dùng cá nhân từng một thời họ chẳng mấy mặn mà.
Ở hoạt động cơ bản và chính yếu là cho vay, ngân hàng nhỏ khó cạnh tranh toàn diện và mở rộng, mà thời tín dụng bùng nổ trước đây đã qua. Vậy nên, bối cảnh hiện nay và tình thế này đang góp phần thúc đẩy các ngân hàng nhỏ triển khai tái cơ cấu, mà hợp nhất hoặc sáp nhập đang là một hướng lựa chọn.
Theo vneconomy.vn
Read more…

Top Hot