75% doanh nghiệp bất động sản có lãi

Đây là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vào ngày 3/6.

Ông châu cho biết, trong số 62 doanh nghiệp (DN) BĐS đang niêm yết trên sàn chứng khoán, báo cáo kết quả kinh doanh quý I-2014 có 25% DN lỗ, 21% DN đạt lãi vài trăm triệu đồng, 50% DN thu lợi nhuận 1-20 tỉ đồng. Chỉ khoảng 4% DN báo lãi từ 20 đến 1.000 tỉ đồng.
Ông Châu cho biết điều này chứng tỏ thị trường đang tốt lên bởi có sự hồi phục từ kinh tế vĩ mô. Nhu cầu của người dân về sở hữu nhà cũng tăng cao trở lại, nhất là phân khúc nhà phù hợp thu nhập của đa số người mua. Nhà ở có giá hợp lý trên dưới 1 tỉ đồng đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người dân Việt Nam có thu nhập thấp và trung bình.
Tuy nhiên, theo ông Châu, có những DN BĐS có lãi nhờ hoạt động hiệu quả của các công ty con hoặc liên kết với DN khác, lĩnh vực khác không phải BĐS.
Theo QUANG HUY
Pháp Luật TP HCM
Theo cafef.vn
Read more…

Không chỉ ACB mà nhiều khách hàng khác cũng là nạn nhân của Huyền Như

Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank cho rằng ACB thiệt hại là do Huyền Như chiếm đoạt tiền và không có căn cứ để yêu cầu ngân hàng này phải chịu trách nhiệm.

Dữ liệu tự động cập nhật sau 9 giây
12:00
Luật sư của Vietinbank: ACB thiệt hại là do bị Huyền Như chiếm đoạt
Từ 10h45 - 11h30, các luật sư khác bảo vệ Vietinbank trình bày.
 
Theo một vị luật sư, ngày 8/11/2011, ACB có công văn tới cục cảnh sát kinh tế về việc gửi tiền tại Vietinbank. Liên tục trong các tháng trong năm 2012, ACB có đơn gửi các cơ quan tố tụng giải quyết số tiền 718 tỷ. Do đó, tại tòa hôm nay, ACB được đưa vào là nguyên đơn là có văn cứ.
 
Trong các đơn gửi cơ quan điều tra, ACB cũng xác định thiệt hại của mình và xác định mình là bên bị thiệt hại.
 
Các LS bảo vệ ACB cho rằng ACB có quyền làm những điều pháp luật không cấm, nhưng LS của Vietinbank cho rằng khi xem xét vai trò của TCTD cần hỏi: tại sao Luật DN không điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của TCTD mà phải có thêm luật TCTD?
 
ACB thiệt hại là do bị Huyền Như chiếm đoạt. ACB phải hoat động theo các quy định của Luật TCTD và các văn bản của NHNN. Trong giai đoạn xảy ra vụ án này, tất cả các hành vi ủy thác gửi tiền xảy ra phải chịu sự điều chỉnh của Luật TCTD 2010. LS dẫn một trong 6 văn bản mà ACB gửi cơ quan điều tra cho thấy điều này.
 
Huyền Như dùng hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của ACB. “ACB không những không biết tiền bị mất do Huyền Như chiếm đoạt mà cho rằng trách nhiệm của Vietinbank thì tôi không đồng tình”– LS trình bày.
 
Nhân viên của ACB cụ thể là Huỳnh Thị Bảo Ngọc thỏa thuận với Huyền Như nhận 10 tỷ đồng hoa hồng tiền gửi không phải của Vietinbank mà từ tài khoản cá nhân của Huyền Như.
 
“Tôi nghĩ rằng bản thân những người gửi tiền (cụ thể là Ngọc) đã nhận 2 khoản hoa hồng. 1 khoản đem về trả ACB, 1 khoản là thỏa thuận riêng với Huyền Như vì lợi ích cá nhân. Việc này gây ra những khúc mắc.”
 
LS đề nghị HĐXX xem xét hành vi của các bị cáo và nêu quan điểm, Vietinbank không có trách nhiệm bồi thường 718 tỷ cho ACB.
 
LS Nguyễn Thị Bắc bảo vệ Vietinbank bổ sung phần trình bày. Theo LS, việc ACB ủy thác cho các cá nhân gửi tiền vào Vietinbank là một hình thức che đậy mối quan hệ thực là ACB gửi tiền vào Vietinbank.
 
Nguyên nhân dẫn đến việc Huyền Như chiếm đoạt tiền là do tắc trách của các nhân viên của ACB khi đến gửi tiền và tắc trách của ACB trong việc ủy thác. Người bị lừa có quyền đòi kẻ đi lừa, và kẻ đi lừa đó là Huyền Như.
 
Luật sư Quang bảo vệ Vietinbank trình bày, nhấn mạnh lại việc Huyền Như đã có ý định chiếm đoạt tiền từ trước và sai phạm của ACB khi ủy thác gửi tiền cho nhân viên. Không chỉ ACB mà nhiều khách hàng khác cũng đã trở thành nạn nhân của Huyền Như.
 
10:53
Luật sư của Vietinbank cho rằng không có căn cứ để yêu cầu Vietinbank chịu trách nhiệm trả tiền
10h25, ông Nguyễn Đức Kiên xin được tranh luận nhưng HĐXX không đồng ý.
 
Luật sư bảo vệ cho Vietinbank trình bày.
 
Cần phải đánh giá toàn diện các tình tiết. Liên quan đến việc ACB yêu cầu xem xét trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền 718 tỷ, LS cho rằng yêu cầu này không có căn cứ.
 
Thứ nhất, về phạm vi xét xử của vụ án, đây là vụ án sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên. Việc chứng minh có hay không có hành vi phạm tội thuộc cơ quan tố tụng. LS đồng tình với cáo trạng khi xác định số tiền này đã bị Huyền Như chiếm đoạt là phù hợp với ý thức chủ quan và thực tế.
 
Thứ hai, số tiền 718 tỷ thiệt hại của ACB là lỗi của ACB vì tạo cơ hội cho Huyền Như lừa đảo. ACB đã không tuân thủ pháp luật về quy định ủy thác gửi tiền. Thời điểm đó không có hướng dẫn nào về hoạt động này. Số tiền này ACB chưa thu hồi được vì Như đã chiếm đoạt mất.
 
Ngoài ra, việc ủy thác đem đi gửi tiền với lãi suất vượt trần là sai quy định. Theo QĐ 1284 quy định trách nhiệm của chủ tài khoản thì chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những sai sót của mình trong quản lý tài khoản. Còn NH là đơn vị cung cấp dịch vụ, thực hiện các việc hạch toán giao dịch. Khi các nhân viên ACB nhận ủy thác gửi tiền đã có những sai lầm ghê gớm như không nhận thẻ tiết kiệm và ACB cũng không yêu cầu các nhân viên này giao lại thẻ tiết kiệm.
 
Các LS khác đã cho rằng 32 hợp đồng các cá nhân ký với Vietinbank là tiền gửi có kỳ hạn chứ không phải hợp đồng gửi tiết kiệm, điều này phải xem xét lại.
 
LS bảo vệ Vietinbank đã trích lại lời khai của bị cáo Lê Vũ Kỳ về việc ACB làm lại hồ sơ, ký lại hợp đồng ủy thác để chữa cháy việc làm sai quy trình.
 
Thứ ba, Huyền Như đã có ý chiếm đoạt tiền từ đầu. Lúc đó Huyền Như đã thực hiện việc này với vai trò quyền trưởng phòng giao dịch, trong khi tại Vietinbank, khách hàng đến gửi tiền tiếp xúc với giao dịch viên.
 
Vietinbank không hề biết các hành vi của Như, không có chủ trương về các khoản huy động vượt trần nên không bị thiệt hại và không hưởng lợi gì với khoản tiền này. Vietinbank không gây ra, không có lỗi với thiệt hại của ACB nên không có trách nhiệm với khoản này. Hậu quả thiệt hại của ACB là từ chủ trương ủy thác gửi tiền mà ra.
 
 
10:15
Lý giải được nguyên nhân mất 718 tỷ đồng mới gỡ rối được vấn đề của vụ án
9h50, Luật sư Đức dẫn lại những quy định về hạch toán kế toán giao dịch tiền gửi trong ngân hàng để chứng minh số tiền 718 tỷ được giao dịch và hạch toán đúng quy trình.
 
Theo LS, 32 hợp đồng tiền gửi là cụ thể chứ không phải hợp đồng nguyên tắc. Huyền Như hay bất kỳ ai tại Vietinbank nhận tiền gửi của khách hàng là thay mặt cho Vietinbank. LS Đức nói:
 
“Mọi người chỉ quan tâm là tiền đã mất. Nhưng cơ bản nhất là tại sao lại mất, người nào làm mất, mất như thế nào. Lý giải những điều này mới gỡ rối được các vấn đề của vụ án".
 
LS Đức cho biết, Vietinbank đã báo cáo với CQĐT: “Sau khi sự việc xảy ra Vietinbank đã rà soát toàn bộ hệ thống, đối chiếu 100 tài khoản tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Hồ Chí Minh cho thấy không có rủi ro nào từ các hoạt động tiền gửi ngoại trừ các khoản tiền gửi có thỏa thuận lãi suất vượt trần.”
 
Theo LS, việc mất tiền hoàn toàn do nội bộ Vietinbank gây nên nhưng đã đổ hết rủi ro cho khách hàng trong khi việc gửi tiền không vi phạm quy định nào.
 
Huyền Như nếu có ý đồ lừa đảo từ trước thì chỉ có 1 biểu hiện là đánh tráo 2 bộ hồ sơ. Thực tế trong biên bản hỏi cung, Huyền Như đã khai rằng “thực tâm tôi không có ý định chiếm đoạt số tiền này. Nhưng trong thời gian sau đó, áp lực trả nợ quá lớn mới khiến tôi nảy sinh ý đồ và thực hiện các hành vi”. LS cho rằng tại các phiên tòa sau, Huyền Như đã thay đổi lời khai vì một lý do nào đó.
 
Vì vậy, Vietinbank phải trả lại tiền vì đã ký hợp đồng tiền gửi, sử dụng tiền gửi, quản lý tiền gửi với hàng nghìn khách hàng khác. Vietinbank đã quản lý lỏng lẻo để sử dụng thẻ tiết kiệm giả khiến tội phạm rút được hàng trăm tỷ đồng. Là NH cung cấp dịch vụ Vietinbank không thể chối bỏ trách nhiệm kiểm soát các khoản thanh toán của khách hàng. Việc Vietinbank để tội phạm rút tiền không phải chỉ xảy ra tại CN do Huyền Như quản lý mà còn tại nhiều CN, trong những khoảng thời gian khác, và cả khi Huyền Như không còn làm việc.
 
Theo LS, dù người gửi tiền có thực hiện các thủ tục đầy đủ chặt chẽ bao nhiêu nữa thì cũng không làm thay đổi được thực tế vì tiền gửi đã bị nhân viên Vietinbank làm mất. Việc này nằm ngoài tầm kiểm soát và trách nhiệm của người gửi tiền. Sau này, người gửi tiền tại Vietinbank có theo dõi chặt chẽ tài khoản của mình hàng ngày hàng giờ thì cũng chỉ có thể phát hiện sau khi sự việc xảy ra.
 
Việc mất tiền là do Vietinbank bị Huyền Như lừa đảo. Theo luật Tố tụng hình sự 2004, ACB có quyền kiện tiếp tục đòi Vietinbank. ACB sẽ vẫn tiếp tục yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm trả lại tiền.
 
LS đề nghị HĐXX xây dựng lại các hướng dẫn về pháp luật, gây ra sự tù mù trong thi hành…
09:30
Luật sư cho rằng kết tội ông Nguyễn Đức Kiên 4 tội là không đúng, ACB không làm trái
9h00, đến lượt luật sư Vũ Xuân Nam đọc phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên. Luật sư nhấn mạnh vào việc Vietinbank trốn tránh trách nhiệm trong việc trả lại 718 tỷ cho ACB bằng cách “đánh tráo khái niệm quản lýtài khoản và khái niệm quản lý tài sản”.
“Điều kỳ lạ là cơ quanđiều tra không có động thái thu hồi số tiền 718 tỷ đồng bị chiếm đoạt, khác với động thái thu hồi số tiền 264 tỷ đồng mà ông Kiên bị quy kết làlừa đảo để chiếm đoạt của tập đoàn Hòa Phát” – LS Nam nêu ý kiến.
9h23,Luật sư Nam tiếp tục trình bày sau khi Chủ tọa nhắc nhở chỉ nêu những vấn đề trọng tâm. Chủ tọa tóm tắt lại, nói chung ý của Luật sư cho rằng kết tội ông Nguyễn Đức Kiên 4 tội là không đúng.
9h30, Luật sư Trương Thanh Đức đại diện cho Ngân hàng ACB trình bày.
Theoluật sư, ACB không phải là nguyên đơn dân sự. Vì thứ nhất, đối với khoản tiền 718 tỷ, ACB đang có đơn kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả nên chưa thể đánh giá là thiệt hại. Thứ hai, ACB không có đơn yêu cầu ai phải bồi thường số tiền 687 tỷ mà cáo trạng đánh giá là thiệt hại từ chủtrương đầu tư vào cổ phiếu ACB của 6 lãnh đạo. Vì vậy không thể bắt ACBphải nhận thiệt hại và nhận bồi thường.
ACB không làm trái luật khi mà NHNN chưa có hướng dẫn về quy định ủy thác và nhận ủy thác của TCTD.
Trong buổi sáng nay, đường truyền hình tới phòng của phóng viên tác nghiệp liên tục bị gián đoạn do trục trặc kỹ thuật.
09:17
Luật sư đề nghị tuyên bố vô tội đối với bị cáo Lê Vũ Kỳ
Ngày 29/05/2014, phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm bước sang ngày thứ 9, tiếp tục với phần tranh luận của các Luật sư.
8h20, phiên tòa bắt đầu với phần trình bày của Luật sư Phùng Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ. Luật sư đề nghị tuyên bố vô tội đối với bị cáo này.
8h40, Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên và Luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho bị cáo Phạm Trung Cang. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá lại tội của bị cáo này.
Trước đó, tại phiên tòa sáng ngày 27/5, Viện Kiểm sát đã đề nghị các hình phạt cho bị cáo Lê Vũ Kỳ là 7 - 8 năm tù giam và bị cáo Phạm Trung Cang 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
08:16
TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC PHIÊN TÒA XỬ BẦU KIÊN TỪ SÁNG 20/5 ĐẾN CHIỀU 28/5

NGÀY XÉT XỬ THỨ 1 - NGÀY 20/5

Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 20/5

Phiên tòa xét xở sơ thẩm bầu Kiên và 8 đồng phạm được mở trở lại sau khi tạm hoãn ngày 16/4. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 5/6.

Tòa án quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá do bệnh nặng và đang rất yếu

- Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 20/5

Các bị cáo đều cho rằng các tội danh bị truy tố là không chính xác, không thỏa đáng. Tòa xét hỏi 2 nhân viên dưới quyền của ông Kiên là bà Yến và ông Thanh về hoạt động đầu tư tài chính của ACBI

NGÀY XÉT XỬ THỨ 2 - NGÀY 21/5

-Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 21/5

Tòa xét hỏi về hoạt động mua bán cổ phiếu thép Hòa phát, về kinh doanh vàng

Bầu Kiên khẳng định nhiều người biết cổ phiếu thép Hòa Phát đã bị thế chấp. Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trong khi đó khai là không biết.

Về kinh doanh vàng, bầu Kiên khẳng định chỉ kinh doanh giá vàng chứ không kinh doanh vàng hay vàng trạng thái.

- Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 21/5

Tòa xét hỏi về hoạt động kinh doanh của ACBI

Các cơ quan né tránh trách nhiệm trả lời về hoạt động kinh doanh của công ty bầu Kiên. Ông Kiên đề nghị triệu tập đại diện VCCI và mời bà Phạm Chi Lan làm nhân chứng trả lời vì tất cả các cơ quan mà Tòa đã hỏi đều không đủ thẩm quyền để trả lời về vấn đề của ông

NGÀY XÉT XỬ THỨ 3 - NGÀY 22/5

- Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 22/5

Tòa xét hỏi về hoạt động kinh doanh của ACB, công ty B&B, hoạt động ủy thác đầu tư

Bầu Kiên tay cầm các văn bản, tự bào chữa trước tòa bằng việc dẫn quy định pháp luật và chỉ ra các sai sót của cơ quan điều tra

Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 22/5

Tòa thẩm vấn về ủy thác đầu tư tiền gửi, về hoạt động kinh doanh của các công ty con

Các nguyên lãnh đạo ACB khẳng định ủy thác gửi tiền là không trái luật; BầuKiên và gia đình ông Trần Mộng Hùng là cổ đông lớn, giữ trên dưới 30% cổ phần nên có tiếng nói quyết định; Ông Kiên tiếp tục tự bào chữa bằng những dẫn chứng từ các luật, yêu cầu gửi khiếu nại lên Tổng Bí thư, ông Nguyễn Bá Thanh...

NGÀY XÉT XỬ THỨ 4 - NGÀY 23/5

- Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Bầu Kiên sáng 23/5

Tòa thẩm vấn về việc ủy thác tiền gửi của ACB tại Vietinbank

-NHNN khẳng định trước khi luật các TCTD 2010 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 thì không có luật nào quy định về ủy thác gửi tiền, nhưng giữ nguyên quan điểm ngân hàng đem tiền đi gửi vào ngân hàng khác để hưởng lãi suấtcao hơn là vi phạm luật TCTD.

- Kế toán trưởng ACB và người được toàn quyền đi liên hệ với đại diện Vietinbank để gửi tiền đều khai không biết Huyền Như.

- Huyền Như khai cố tình chiếm đoạt 718 tỷ đồng của ACB do ngân hàng này có nhiều sơ hở

- Nội dung phiên tòa xử sơ thẩm vụ Bầu Kiên chiều 23/5

Tòa xét hỏi về việc gửi tiền tại Vietinbank và đầu tư cổ phiếu ACB

Huyền Như và Vietinbank cho rằng do ACB quản lý lỏng lẻo nên tạo điều kiện cho Như chiếm đoạt tài sản. Phía ACB khẳng định nhân viên ngân hàng giao dịch với Huyền Như với tư cách pháp nhân nên Vietinbank phải trả tiền.

Các bị cáo khẳng định việc đầu tư của ACBS không sai chủ trương. Tiền mua cổ phiếu ACB không phải của ACB mà của Vietbank. Việc hợp tác đầu tư vớicác đơn vị khác không sai.

NGÀY XÉT XỬ THỨ 5 - NGÀY 24/5

Nội dung phiên tòa xét xử sáng 24/5

Hỏi về hoạt động ủy thác gửi tiền tại Vietinbank

Đại diện NHNN có mặt trả lời về các vấn đề liên quan tới hoạt động ngân hàng tuy nhiên hầu hết các câu trả lời là không biết, không nhớ hoặc xinkhông trả lời. Đại diện Vietinbank và luật sư đối đáp căng thẳng xungquanh vấn đề trách nhiệm của Vietinbank với tài sản của khách hàng.

Nguyên TGĐ ACB khẳng định kiểm tra các chứng từ thì tiền của nhân viên ACB gửi đã vàohệ thống Vietinbank. Bầu Kiên đề nghị kiểm tra hệ thống của NHNNlà biết tiền đã vào hay chưa.


NGÀY XÉT XỬ THỨ 6 - NGÀY 26/5
Nội dung phiên tòa sáng 26/5
Tòa tiếp tục thẩm vấn về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, ủy thác gửi tiền của các bị cáo.
-Bầu Kiên tiếp tục kêu oan, chỉ ra các sai sót của Bộ Tài chính, đồng thời xin miễn tội cho 2 bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến.
- Đại diện ACB và ACBS khẳng định việc hợp tác đầu tư với ACI không gây thua lỗ như cáo trạng nêu.
-VietBank khẳng định việc đầu tư trái phiếu ACBS và ACI là hợp pháp. Hiện trái phiếu ACBS đã tất toán còn trái phiếu ACI cho gia hạn vì kinhdoanh tốt.
-ACB kiên quyết đòi Vietinbank chịu trách nhiệm với718 tỷ đồng tiền gửi và phải làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của HuyềnNhư.

Nội dung phiên tòa chiều 26/5
-Ngân hàng ACB tiếp tục đòi Vietinbank chịu trách nhiệm chứ không phải cá nhân Huyền Như. Vietinbank khẳng định đó là trách nhiệm của Huyền Như, do ACB sơ hở nên bị chiếm đoạt tài sản.
- Ông Kiên cho rằng ông không thiếu tiền để phải đi lừa đảo ai và không tin ở Việt Nam có aicó thể lừa được ông Trần Đình Long chủ tịch tập đoàn Hòa Phát. Ông Long xin giải thích về câu trả lời về cổ phiếu thế chấp đã nói hôm 21/5 nhưng không được tòa đồng ý.

- Đại diện Hòa Phát thừa nhận có sai sót, biết cổ phiếu bị thế chấp trước khi mua nhưng sau đó… quên không thông báo với hệ thống văn thư nên toàn hệ thống công ty không biết.
- Đại diện NHNN khẳng định cho đến nay vẫn chưa có quy định nào về việc ủy thác sai.

NGÀY XÉT XỬ THỨ 7 - NGÀY 27/5
Nội dung phiên tòa sáng ngày 27/5
Nửa buổi sáng, luật sư và Hội đồng xét xử hỏi các bị cáo và người liên quanvề các hành vi trốn thuế, ủy thác gửi tiền. Tòa cũng kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh tụng.
Viện kiểm sát đề nghị các hình phạt cho các bị cáo gồm: Nguyễn Đức Kiên 30 năm tù giam;
TrầnNgọc Thanh 9 - 10 năm tù; Nguyễn Thị Hải Yến 7 – 8 năm; Lý Xuân Hải12 -14 năm và cấm đảm nhiệm, điều hành các TCTD từ 3-5 năm sau khi ra tù; Lê Vũ Kỳ 7 – 8 năm tù; Trịnh Kim Quang 6- 7 năm tù; Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5năm.

Nội dung phiên tòa xử chiều 27/5

Tòa bước sang phần tranh tụng. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bào chữa chobị cáo Nguyễn Đức Kiên tội lừa đảo và kinh doanh trái phép

Các luật sư đều cho rằng, các mức phạt mà Viện kiểm sát đề nghị (ông Kiên 30 năm tù; ông Thanh 9 -10 năm; bà Yến 7 – 8 năm) là quá nặng và cho rằng buộc tội lừa đảo là không thỏa đáng vì các hành vi của các bị cáo chỉ là hành vi chứ chưa cấu thành tội, hơn nữa Hòa Phát đã nhận đủ 264 tỷ đồng tiền mua cổ phiếu chuyển cho ACBI và thừa nhận sai sót nên khôngxác định được đối tượng bị lừa.

Về tội kinh doanh trái phép, luật sư cũng cho rằng không thỏa đáng với ông Kiên, và rằng nếu ông Kiên bị truy tố tội kinh doanh trái phép thì về sau, CQĐT có thểkhởi tố bất kỳ ai tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường và bất kỳDN nào đã đầu tư góp vốn vào DN khác.

Ông Kiên xin tự bào chữa cho mình nhưng không được chấp thuận, HĐXX yêu cầu ông Kiên có thể bào chữa sau luật sư.


NGÀY XÉT XỬ THỨ 8 - NGÀY 28/5


SÁNG 28/5:
Nội dung phiên toà xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 28/5

Luật sư đề nghị xem xét lại kết luận các bị cáo vi phạm tội danh cố ý làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, luật sư đề nghị bác bỏ quy kết tội trốn thuế với ông Kiên.

Nội dung phiên tòa xét xử chiều 28/5

Các luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại những thiệt hại của ACB thực sự là từ đâu và không nên tách vụ án Huyền Như ra khỏi vụ án này.

Luật sư cũng cho rằng các bị cáo nguyên là lãnh đạo ACB không có đủ yếu tố cấu thành tội cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Hải Minh - N.Hằng

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Mở đường cho doanh nghiệp... “chết”


Tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động, giải thể, phá sản phải đi chung với cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chế tài đủ mạnh để xử lý đơn vị cố tình vi phạm.

Theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), trong 4 tháng đầu năm 2014, cả nước có 21.500 doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP HCM có 7.617 DN ngưng hoạt động. Còn theo Sở KH-ĐT TP HCM, từ năm 2005 đến nay, toàn thành phố có 16.804 DN đăng ký giải thể. Cục Thuế TP HCM thì thống kê được 45.000 DN ngưng hoạt động, 10% - 15% trong đó thuộc diện “mất tích”, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.

Xếp hàng xin… “chết”

Thực trạng DN “chết” nhưng không được “chôn” đã diễn ra từ nhiều năm nay do thủ tục giải thể khá nhiêu khê, trong đó có quy định DN phải hoàn tất nghĩa vụ thuế với nhà nước. Nhiều DN lên xuống chi cục thuế hàng tháng trời vẫn không được xác nhận… hết nợ. Thậm chí, nhiều DN chấp nhận chi tiền nhờ các công ty dịch vụ tư vấn giải thể để sớm được “chết”. Một số DN sau thời gian dài chờ đợi cơ quan thuế cấp “giấy báo tử” không thành đã bỏ mặc, không thèm làm thủ tục giải thể nữa.

Theo Luật DN, chủ DN buộc phải hoàn tất các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác nếu muốn dừng hoạt động hợp pháp. Cụ thể, DN phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan thuế và Sở KH-ĐT, kèm theo thông báo là các khoản nợ DN chưa giải quyết được. Tuy nhiên, phần lớn DN giải thể, phá sản khi đã nợ nần chồng chất, không có khả năng trả nợ nên thay vì phải thực hiện các thủ tục rườm rà, phức tạp, DN âm thầm rút khỏi thị trường mà không cần thông báo với cơ quan chức năng.

Theo ông Trần Ngọc Tâm, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, hầu hết DN ngưng hoạt động là nhỏ và vừa. Trung bình mỗi năm, TP HCM có 15.000 - 17.000 DN ngưng hoạt động. Để giải thể, các DN này phải thực hiện quyết toán thuế và được cơ quan thuế cấp giấy xác nhận đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế, sau đó cầm giấy xác nhận này sang Sở KH-ĐT làm thủ tục trả giấy phép, con dấu.

Với mỗi hồ sơ quyết toán thuế, cần ít nhất 2 cán bộ thuế làm việc trong vòng 5 ngày. Trong khi đó, lực lượng hiện có của Cục Thuế TP HCM là 4.300 người. Mỗi năm, Cục Thuế chỉ kiểm tra không tới 10% trong tổng số 145.000 DN trên địa bàn để chống thất thu, tăng nguồn thu. Hồ sơ DN xin quyết toán thuế để giải thể chất đống nhưng không có cách nào khắc phục được.

Gỡ nút thắt quyết toán thuế

Theo quy trình hiện nay, sau khi được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn tất nghĩa vụ thuế, DN phải nộp hồ sơ đến Sở KH-ĐT, Công an TP HCM để làm thủ tục trả giấy phép, trả con dấu. Thế nhưng, với nhiều DN, hoàn tất nghĩa vụ thuế là xong, không cần mất thời gian làm thủ tục trả giấy phép, trả con dấu. Như vậy, DN đã “chết” nhưng trên lý thuyết vẫn còn “sống” do chưa giải thể, trả con dấu.

Trước thực trạng này, Cục Thuế và Sở KH-ĐT TP HCM đã thống nhất xin ý kiến UBND TP giao cơ quan thuế có trách nhiệm thu hồi giấy phép, con dấu của những DN đã được xác nhận khóa mã số thuế để rút ngắn thời gian, thủ tục. Ngoài ra, để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế, tạo điều kiện cho DN được “chết”, Cục Thuế TP HCM kiến nghị nên có cơ chế tự chịu trách nhiệm cho DN thông qua bộ phận kiểm soát xã hội hóa là các tổ chức kiểm toán giúp DN thực hiện kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán này. Chẳng hạn, nhà nước giao quyền cho cơ quan kiểm toán được kiểm tra quyết toán của DN và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán này trước pháp luật. Cơ quan chức năng căn cứ theo kết quả kiểm toán này để giải quyết cho DN được giải thể.

Bà Trần Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT TP HCM, cho rằng thủ tục giải thể DN cần thông thoáng hơn nhưng phải quy trách nhiệm cá nhân đến tận cùng. Tại Sở KH-ĐT, rất nhiều trường hợp đã ra được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - nghĩa là pháp nhân DN đó đã mất- nhưng cá nhân chủ DN tiếp tục đăng ký xin thành lập DN mới. Theo quy định, cá nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn đăng ký, không có quy định cấm cá nhân chưa thực hiện xong nghĩa vụ với nhà nước thì không được thành lập DN mới. Vì lẽ này mà Sở KH-ĐT dù biết nhưng không làm gì được.

Chế tài phải đủ mạnh

Ông Trần Ngọc Tâm cho rằng để tạo thông thoáng cho DN hoạt động và được “chết”, trước tiên phải xác lập trách nhiệm DN và có cơ chế xử lý vi phạm. Nếu cơ chế thông thoáng mà không có chế tài, xử lý thì rất khó quản lý. Cơ chế thông thoáng nhưng thiếu kiểm soát hiện nay đã tạo kẽ hở cho DN không chịu trách nhiệm về hoạt động của mình: hàng ngàn DN bỏ trốn, mất tích, từ chối nghĩa vụ đối với nhà nước thì không xử lý được. Thậm chí, DN sau khi đăng ký thành lập, phát hành hóa đơn, “thả” hóa đơn khắp nơi rồi bỏ trốn, làm ảnh hưởng đến hàng loạt DN khác.
Theo Thanh Nhân
Người Lao động
Theo cafef.vn
Read more…

Các doanh nghiệp tại Bình Dương hoạt động trở lại

Chiều 19/5, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo về tình hình triển khai các biện pháp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo VTV

Theo cafef.vn
Read more…

Thế giới Di động đặt mục tiêu 13.000 tỷ doanh thu, LNST tăng gần 70%

Công ty dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 2 hoặc quý 3 năm nay.

Ngày 17/5, Đại hội cổ đông thường niên của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) đã thông qua kết quả kinh doanh 2013 và các kế hoạch cho năm 2014.
 
MWG - có trụ sở tại Bình Dương -  là công ty mẹ của CTCP Thế giới Di động (Thegioididong.com) và CTCP Thế giới Điện tử (Dienmay.com); kết quả kinh doanh hợp nhất của MWG bao gồm kết quả của 2 công ty này.
 
Năm 2013, doanh thu của MWG đạt xấp xỉ 9.500 tỷ doanh thu và 258 tỷ đồng LNST. Mặc dù đã tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua nhưng công ty tiếp tục đặt kế hoạch rất tham vọng cho năm tới. Theo đó, mục tiêu doanh thu năm 2014 là 13.021 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với thực hiện năm 2013 và kế hoạch LNST là 435 tỷ đồng, tăng 68,3%.
 
Mới đây, MWG đã chia cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 116 tỷ lên 627 tỷ đồng. Công ty dự kiến tiếp tục chia thưởng và tạm ứng cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn lên 976 tỷ đồng.
 
Đại hội cổ đông thông qua việc rút khỏi HĐQT của ông Nguyễn Duy Linh và Đinh Anh Huân; đồng thời bầu bổ sung ông Đặng Minh Lượm vào HĐQT. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài được chấp thuận kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.
 
Thế giới Di động đặt mục tiêu 13.000 tỷ doanh thu, LNST tăng gần 70% (1)
Thế giới Di động đặt mục tiêu 13.000 tỷ doanh thu, LNST tăng gần 70% (2)
 
Chuẩn bị niêm yết
 
Công ty dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 2 hoặc quý 3 năm nay.
 
Hiện MWG có 4 cổ đông chính nắm giữ trên 10% vốn là ông Nguyễn Đức Tài (17%), ông Trần Lê Quân (18,7%), CDH Electric Bee (18,8%) và Mekong Capital (14,3%).
 
Từng nắm giữ trên 30% cổ phần nhưng Mekong Capital đang thoái bớt vốn khỏi MWG. Ngay đầu tháng 5, Mekong Capital đã bán ra 5,6 triệu cổ phiếu (9% vốn) với mức giá 85.000 đồng/cp. 
 
Đây cũng chính là mức giá niêm yết dự kiến mà ông Nguyễn Đức Tài đã công bố trên Reuters. Với mức giá này thị vốn hóa của MWG đạt hơn 5.300 tỷ đồng.
 
Kiến Khang

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Vingroup đã rót 16 tỷ đồng vào công ty thương mại điện tử Vin-Ecom


Vốn điều lệ dự kiến của VinE-Com là 1.050 tỷ đồng.

Tháng 2/2014, Tập đoàn Vingroup đã công bố việc thành lập Công ty TNHH VinE-Com để tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử. Lĩnh vực Thương mại điện tử được xác định là hướng kinh doanh mũi nhọn trong tương lai của Vingroup.
VinE-Com sẽ có vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng, trong đó, Vingroup góp 70% vốn, tương đương 735 tỷ đồng. Bà Lê Thị Thu Thủy - nguyên tổng giám đốc Vingroup - giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VinE-Com. Trụ sở của VinE-Com được đặt tại nhà T26, khu đô thị Times City.
Theo báo cáo tài chính của Vingroup, đến 31/3 năm nay, tập đoàn này đã rót 15,9 tỷ đồng vào VinE-Com. Số vốn đã góp này khá khiêm tốn so với số vốn cần góp theo kế hoạch là 735 tỷ đồng. 
Quý 1 năm nay, Vingroup đạt 6.175 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế hơn 1.070 tỷ đồng. Nguồn thu chính đến từ việc bán bất động sản – chiếm xấp xỉ 80% tổng doanh thu; bên cạnh đó là các nguồn thu từ cho thuê bất động sản; du lịch khách sạn; bệnh viện…
Kinh Kha
Theo Trí Thức Trẻ
Theo cafef.vn
Read more…

FLC dự kiến tăng vốn lên gần 4.550 tỷ đồng


Kế hoạch phát hành năm 2014 cùng với trái phiếu chuyển đổi sẽ đưa vốn điều lệ của FLC lên mức gần 4.550 tỷ đồng trong thời gian tới.

Theo tờ trình ĐHCĐ thường niên năm 2014, FLC sẽ tăng vốn lên trên 3.700 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ và chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Cụ thể, trong phương án tăng vốn điều lệ năm 2014, CTCP Tập đoàn FLC sẽ thực hiện trả cổ tức đợt 2 năm 2013 tỷ lệ 4% trên vốn điều lệ mới. Khối lượng phát hành cho mục đích này dự kiến là hơn 6 triệu cổ phần.
Bên cạnh đó, FLC cũng đồng thời xin ý kiến cổ đông về việc bào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 để tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Số cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu dự kiến là 154,36 triệu cổ phần.
Ngoài phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu, FLC sẽ chào bán riêng lẻ 600 tỷ đồng vốn cổ phần cho đối tác chiến lược với giá 12.000 đồng/1 cổ phiếu.
Với cả 3 đợt phát hành trên, tổng vốn điều lệ của FLC đạt trên 3.700 tỷ đồng (gần 3.750 tỷ đồng). Kế hoạch tăng vốn này có thể thực hiện ngay trong năm nay, 2014.
Như vậy, cùng với 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi đã phát hành riêng lẻ thành công, tổng vốn điều lệ của FLC sẽ đạt mức gần 4.550 tỷ đồng trong thời gian tới đây.
Năm 2014, FLC đặt mục tiêu lợi nhuận 350 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 10% vốn điều lệ. Việc tăng vốn mạnh, theo lý giải của Ban lãnh đạo Công ty, là để tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn mà Tập đoàn đang triển khai, có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, ngoài các mảng thương mại, dịch vụ, đào tạo đã triển khai các năm trước, FLC đã bắt đầu đẩy mạnh triển khai các dự án bất động sản, bao gồm: bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu đô thị, nhà ở, khu công nghiệp... Theo kế hoạch, trong tháng 5, 6 và các tháng cuối năm nay, nhiều dự án của FLC sẽ được khởi công, trong đó có một số dự án lớn tại Hà Nội, Thanh Hóa.
FLC
Theo cafef.vn
Read more…

Dược Hậu Giang lên phương án phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1

Ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến 30/5/2014.

Triển khai thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2014 vừa qua, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).
Theo đó, DHG dự kiến phát hành thêm 21.788.766 cổ phiếu, tỷ lệ phát hành 3:1, tương ứng 33.33% từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển. Ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến 30/5/2014.
Tại thời điểm cuối quý 1, Dược Hậu Giang có số dư Quỹ đầu tư phát triển lên tới 701 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ tại cùng thời điểm (653,8 tỷ đồng).
Năm 2013, lợi nhuận DHG đạt 589 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2012. ĐHCĐ thường niên 2014 của công ty đã thông qua phương án chi trả cổ tức 2013 với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt. Như vậy, ngoài việc được nhận cổ phiếu thưởng (33,33%), cổ đông hiện hữu của DHG còn được nhận cổ tức 30% cho năm 2013.
Quý 1 vừa qua, mặc dù lợi nhuận tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ, cổ đông Dược Hậu Giang băn khoăn về tình trạng giảm doanh thu thuần tới 6%. Đại diện Dược Hậu Giang cho biết quý 1 doanh thu hệ điều trị giảm 35% so với cùng kỳ đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty, mặc dù doanh thu hệ thương mại tăng 6%. DHG còn cho biết thêm, thông tư 01 của Bộ Y tế mặt dù đã được sửa đổi nhưng về cơ bản không giúp công ty vượt qua khó khăn bán hàng vào hệ điều trị, đặc biệt là vấn đề giá đấu thầu.
Nghị quyết HĐQT

Minh Thư

Theo Trí Thức Trẻ/HSX

Theo cafef.vn
Read more…

Dự kiến truy thu thuế hơn 125 tỷ đồng từ một doanh nghiệp FDI

Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan TP.HCM dự kiến truy thu hơn 125 tỷ đồng tiền thuế sau khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở một công ty 100% vốn nước ngoài.

Số thuế dự kiến truy thu từ các lô hàng nhập khẩu của công ty này trong 5 năm (từ năm 2008-2012), với 252 bộ hồ sơ vi phạm.

Doanh nghiệp đã được hưởng thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, theo kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan đã phát hiện ra các sai sót trên giấy chứng nhận xuất xứ lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.

Do số tiền truy thu khá lớn nên Cục hải quan TP.HCM đang xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trước khi ban hành quy định.

Theo TCKD

VTV

Theo cafef.vn
Read more…

Doanh nghiệp trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo

Một trong các lý do là gạo đấu thầu với giá thấp, ràng buộc nhiều điều kiện không có tiền lệ.

Một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo ở ĐBSCL vừa gửi văn bản đến Hiệp hội Lương thực VN (VFA), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) xin trả lại chỉ tiêu, không tham gia xuất khẩu gạo sang Philippines theo hợp đồng mà Vinafood 2 đã đại diện đấu thầu và trúng thầu 600.000 tấn vào ngày 15-4 vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết công ty ông vừa gửi văn bản xin không thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo sang Philippines đến VFA và VinaFood 2.

Nội dung văn bản nêu rõ: Công ty TNHH Việt Hưng vừa nhận được hợp đồng của Vinafood 2 về việc ủy thác xuất khẩu 6.956 tấn gạo 15% tấm đi Philippines. Tuy nhiên, DN không thể thực hiện hợp đồng trên với lý do gạo 15% đấu thầu với giá thấp, ràng buộc nhiều điều kiện không có tiền lệ. Về mặt kinh doanh nếu xuất theo hợp đồng này, công ty sẽ lỗ lớn...

Theo ông Đôn, giá trúng thầu xuất khẩu gạo sang Philippines thấp, chỉ 370,05 USD/tấn (giao tại cảng ở TP HCM) trong khi giá gạo cùng loại xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường khác hiện đã 385-390 USD/tấn và không có ràng buộc như xuất sang thị trường Philippines. “Theo thăm dò của chúng tôi, các DN xin không tham gia thực hiện hợp đồng với số lượng khoảng 100.000 tấn”- ông Đôn cho biết.

Giám đốc một công ty xuất khẩu gạo khác cũng xác nhận đã có văn bản xin trả lại hợp đồng ủy thác xuất khẩu hơn 5.500 tấn gạo 15% tấm sang Philippines cũng với lý do giá thấp và nhiều ràng buộc khắc khe “chưa có tiền lệ”.

Theo phụ lục hợp đồng ủy thác xuất khẩu sang Philippines mà Vinafood 2 gửi đến các DN, nếu DN giao gạo không đúng tiêu chuẩn mà nước này đưa ra thì sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, nếu nhiều hơn 1% tấm thì bị phạt 3 USD/tấn; nhiều hơn 10% thì tiền phạt là 30 USD/tấn. Đáng lo ngại là nếu hạt gạo xát dối (hạt còn sọc đỏ, sọc đen…) cũng sẽ bị phạt nặng từ 7,7-15,4 USD/tấn; hạt nguyên ít, độ ẩm nhiều hơn cũng bị phạt.

Theo ông Lâm Định Quốc, Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng, hiện DN đang xuất khẩu 10.500 tấn gạo đi Philippines theo chỉ tiêu VFA giao. Do thực hiện thu mua gạo tạm trữ từ sớm nên đợt hàng này DN vẫn lãi khoảng 7 USD/tấn. Tuy nhiên, nếu so với giá thị trường hiện tại thì DN mất đứt 20 USD/tấn nhưng vì giữ uy tín nên DN vẫn thực hiện giao hàng.

“Thực tế, đã có nhiều DN bỏ chỉ tiêu giao hàng đi Philippines vì sẽ lỗ 20 USD tấn nếu mới mua hàng, còn DN chuẩn bị gạo sẵn trong kho cũng không muốn bán vì mất lời!” – ông Quốc phân tích.

Xuất khẩu gạo ngày càng khó

Báo cáo của VFA cho thấy tình hình xuất khẩu gạo tháng 4 tiếp tục khó khăn. Theo đó, tháng 4 xuất khẩu 536,806 tấn, trị giá 236,815 triệu USD (trung bình 441,16 USD/tấn). So với tháng 3, số lượng giảm 7,32%, trị giá giảm 6,98%. So với cùng kỳ năm ngoái số lượng và giá trị giảm tương ứng trên 23% và 21%. Lũy kế 4 tháng đầu năm xuất khẩu gạo cả nước đạt 1,751 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 756 triệu USD.

Nhận định của VFA cho thấy xuất khẩu gạo tháng 4 không đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn cả tháng 3 mặc dù đây là tháng xuất khẩu trọng điểm. Nguyên nhân do các thị trường đều sụt giảm, nhất là châu Phi.

Dự báo tình hình xuất khẩu tháng 5 vẫn tiếp tục khó khăn, VFA cho rằng xu hướng giá thị trường gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung thừa và cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp chính ở châu Á. Thái Lan đang tìm mọi cách xuất khẩu gạo để lấy tiền trả nợ nông dân và giảm lượng hàng tồn khó quá lớn đang xuống cấp theo thời gian.

 

Theo Sơn Nhung-Ngọc Ánh

Người lao động

Theo cafef.vn
Read more…

HAGL "đối mặt" cạnh tranh khốc liệt tại Myanmar

Các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn từ khắp nơi trên thế giới đang tập trung sự chú ý vào Myanmar.

Trong khi đó ngành du lịch nước này đang bùng nổ mạnh mẽ và tiềm năng địa ốc vẫn gần như bị bỏ ngỏ.
Myanmar - mảnh đất địa ốc-du lịch giàu tiềm năng
Suốt gần năm thập kỷ nằm trong tình trạng cô lập dưới sự cai trị của chính quyền quân phiệt và gánh chịu những biện pháp cấm vận kinh tế của Mỹ và Châu Âu, Myanmar đang tụt hậu so với các nước khác ở Đông Nam Á trong lĩnh vực khách sạn.
Theo tập đoàn bất động sản Savills của Anh, số lượng phòng khách sạn ở thành phố đông dân nhất Myanmar – Yangon chỉ bằng 1/20 tổng số phòng khách sạn ở Hồng Kông, 1/8 ở Kuala Lumpur và 1/4 ở thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, kể từ khi Myanmar tiến hành dân chủ hóa đất nước và tự do hóa kinh tế vào mùa xuân năm 2011 dưới thời Tổng thống Thein Sein, số lượng du khách quốc tế tới Myanmar tăng vọt. Theo thống kê, lượng khách quốc tế tới Myanmar trong năm 2013 tăng 100% so với năm 2012.
Trong khi đó, hệ thống phòng ốc của các khách sạn ở Myanmar lại rất khan hiếm và đắt đỏ, không đáp ứng được nhu cầu ngày cao của du khách. Hiện nay, các khách sạn từ 4 sao trở lên ở Yangon có giá trung bình 200-300 USD/đêm, cao gấp 5-6 lần so với ba năm trước. Một quan chức của cơ quan du lịch địa phương cho biết, giá phòng khách sạn tại Myanmar cao gần gấp đôi so với giá phòng ở Bangkok và ngang hàng với Tokyo và Singapore – hai thành phố có giá phòng khách sạn đắt nhất châu Á.
Nhìn chung, các khách sạn ở Đông Nam Á đều rơi vào cảnh ‘ế phòng’ và phải đồng loạt giảm giá khi mùa mưa đến.  Tuy nhiên, xu hướng này dường như không xảy ra ở Yangon.  Mặc dù chỉ còn một tháng nữa là đến mùa mưa, nhưng các khách sạn ở thành phố đông dân nhất Myanmar vẫn rất đông khách, tỷ lệ kín phòng lên tới hơn 80%. Lợi dụng điều này, nhiều khách sạn lớn ở Yangon đồng loạt tăng giá phòng lên 10-20%. Trong khi đó, nhiều khách hàng Nhật Bản phàn nàn rằng “Dịch vụ (của các khách sản ở Myanmar) rất tệ. Ở Bangkok, dịch vụ cũng khá tốt nhưng giá phòng chỉ bằng một nửa ở Myanmar”.
Cuộc đối đầu trong tương lai gần
Hiện nay, chính phủ Myanmar đang lên kế hoạch phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Chớp thời cơ, nhiều công ty xây dựng ở Myanmar tiến hành mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khách sạn trong những năm gần đây. Theo Tổ chức Thống kê Trung ương Myanmar, các công ty trong nước đầu tư hơn 400.000 USD vào ngành khách sạn-du lịch trong năm tài khóa 2011, nhưng hoạt động đầu tư nước ngoài lại khá im ắng.
Tuy nhiên, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp không khói của Myanmar trong năm tài khóa 2013 tăng đột biến đạt 432,11 triệu USD, và vốn đầu tư nội địa đạt 343 triệu USD. Theo nhận xét của các công ty xây dựng trong nước, “thủ tục cấp phép sẽ được nới lỏng. Điều này sẽ thúc đẩy sự lớn mạnh của lĩnh vực địa ốc khách sạn tại Myanmar”.
Tại Yangon đang diễn ra cuộc chạy đua giữa các công ty bất động sản thuộc các tập đoàn châu Á. Yankin Township - một trong những khu phố thương mại lớn nhất ở Yangon đang chứng kiến sự đổi thay từng ngày của các toà nhà chọc trời. Một trong số đó thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Được biết, HAGL sẽ cho ra mắt khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn (với hơn 500 phòng) trị giá 400 triệu USD vào cuối năm nay.
Tại một khu vực khác, công ty bất động sản Keppel Land thuộc Tập đoàn Keppel Corporation - một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore, đang lên kế hoạch mở rộng khách sạn Sedona Hotel Yangon, bằng việc xây mới thêm 420 phòng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Trước đó, công ty Hong Kong and Shanghai Hotels (HSH), hãng điều hành chuỗi khách sạn The Peninsula hồi tháng 3 tuyên bố sẽ mở rộng đầu tư vào Yangon.
Thành phố Yangon hiện có khoảng 3.000 phòng khách sạn đạt tiệu chuẩn 3-4 sao. Dự kiến con số này ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017.
Tại Naypyitaw ngày 1/4 vừa qua, Tập đoàn Pan Pacific Hotels Group (PPHG) (Singapore) đã chính thức khai trương khách sạn nước ngoài hạng sang đầu tiên ở thủ đô Myanmar. CEO Olaf Schroeder nhận định, lĩnh vực kinh doanh khách sạn ở Myanmar sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Dự án chuỗi khách sạn quốc tế trên nhằm thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ của Pan Pacific Hotels Group ở Myanmar.

Theo Seatimes

Theo cafef.vn
Read more…

Lãi 1 tỷ đồng mỗi năm từ cá heo nước ngọt

Hiện anh Linh đang có 10 lồng bè cá heo đang trong thời kỳ thu hoạch. Mỗi bè rộng 3x4 m, có thể sản xuất trên 600 kg cá thương phẩm. Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá chình, cá chạch lấu từ nhiều năm, nên khi chuyển sang cá heo anh Linh đã nắm chắc kỹ thuật về con giống, về kích thước lồng bè và quá trình chăm sóc. Anh cho biết, cá heo con giống xuất hiện hằng năm vào mùa lũ,  từ tháng  8 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng là thời điểm anh bắt đầu thu mua giống đem về thả nuôi. Năm đầu nuôi với cá chình thấy phát triển tốt, nhu cầu thị trường cũng cần, nên từ năm 2010, anh đã tranh thủ thu mua con giống từ người dân đánh bắt ngoài thiên nhiên tiếp tục nuôi. Trong năm đầu nuôi đại trà này anh đã có lãi trên 700 triệu đồng, năm năm 2013, 10 lồng bè cá heo của anh có lãi trên 1 tỷ đồng.

Lãi 1 tỷ đồng mỗi năm từ cá heo nước ngọt - 1

Cá heo nuôi trong vòng 8 tháng sẽ đạt trọng lượng 30 con/1kg.

Thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn. Nếu có hèm rượu trộn thêm 30%, cá sẽ tăng trọng rất nhanh. Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá thương phẩm đạt 30con/kg và giá bán ra hiện nay tại bè là 300.000 đồng/kg. Nếu thu hoạch vào tháng nghịch, tức mùa nắng, giá cá có thể lên gần 320.000 đến 350.00 đồng/kg, còn tại nhà hàng lên 400.000 đồng/kg. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở Long Xuyên, Châu Đốc kể cả ở TP. HCM đã khai thác con cá heo trong mùa nước nổi để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, như cá heo nướng muối ớt, cá heo kho tiêu, cá heo canh chua, cá heo kho lạt hoặc kho mắm chấm bông điển và bông súng… khiến loại này luôn hút hàng.

Lãi 1 tỷ đồng mỗi năm từ cá heo nước ngọt - 2

Thương lái vào tận bè thu mua.

Cũng theo anh Linh, mùa thả cá bắt đầu từ lúc nước lũ lên và thu hoạch vào tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống hiếm, thường phải mua từ Campuchia với giá 50.000 đồng/kg/180 con. Đặc biệt năm nào lũ nhỏ giống càng hiếm.

Cá heo, tên khoa học là (Botia modesta Bleeker -1865)  thường xuất hiện nhiều trên sông Hậu và sông Tiền. Cá cho thịt thơm, ngon và có thể nuôi làm cảnh. Loài này mình hơi xanh bóng, đuôi màu cam trông rất đẹp, đầu cá có 2 ngạnh véo cong rất nhọn. Con lớn nhất bằng ba ngón tay và dài khoảng 10 cm. Khi bắt lên khỏi mặt nước cá kêu nghe éc éc giống như tiếng heo nên mới gọi là cá heo. Cá này dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh. Theo kinh nghiệm của những người nuôi loại cá này, lồng bè phải được bao bằng 2 lớp lưới chắc chắn, lưới chì bên ngoài và lưới mắt nhỏ bên trong mới bảo đảm không thất thoát, vì đây là loại cá da trơn, đầu có nanh nhọn nên việc cá đào tẩu rất dễ.

Theo 24h.com.vn
Read more…

Công ty mẹ Licogi 16 lãi ròng 7 tỷ đồng quý 1

Kết quả có được nhờ tăng trưởng đột biến doanh thu trong kỳ. Từ 29 tỷ đồng doanh thu thuần quý 1/2013, quý 1 năm nay LCG đạt 229,7 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2014 của riêng công ty mẹ.
Sau một năm thua lỗ do tái cơ cấu, quý 1 năm 2014 LCG bắt đầu báo lãi. Riêng công ty mẹ quý 1 năm nay lãi ròng 6,9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 30,6 tỷ đồng cùng kỳ. Kết quả có được nhờ tăng trưởng đột biến doanh thu trong kỳ. Từ 29 tỷ đồng doanh thu thuần quý 1/2013, quý 1 năm nay LCG đạt 229,7 tỷ đồng. Lãi gộp của công ty 20 tỷ đồng, hơn gấp 10 lần con số cùng kỳ năm trước (1,9 tỷ đồng).
Trả lời cổ đông tại ĐHCĐ thường niên 2014, đại diện LCG đã cho biết doanh thu lợi nhuận quý 1 của công ty được đóng góp từ dự án Formosa, Bệnh viện II Lâm Đồng, dự án tại Quảng Trị và một số dự án khác.
Minh Thư

Theo Trí Thức Trẻ/HSX

Theo cafef.vn
Read more…

Đại gia Việt mất ngàn tỷ trong một buổi sáng

Mất tới hơn 30 điểm chỉ trong phiên sáng ngày 8/5, chỉ số sàn chứng khoán TP.HCM đã có ngày giao dịch giảm điểm tồi tệ nhất trong suốt 14 năm hoạt động. Hầu hết các mã chứng khoán đều giảm kịch sàn, khiến giá trị cổ phiếu nắm giữ của những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cũng hao hụt hàng trăm tỷ đồng chỉ sau 3 tiếng giao dịch.

Cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup mất 2.500 đồng so với giá chốt phiên trước, kéo theo giá trị tài sản trên sàn của 3 cổ đông là chủ tịch Phạm Nhật Vượng và hai thành viên HĐQT là bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng giảm gần 1.000 tỷ đồng.

Tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam (theo thống kê Forbes) đã mất 710 tỷ đồng chỉ trong sáng nay. Như vậy, so với thời điểm Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới 2014 (ngày 4/3), giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng (chỉ tính cổ phiếu) đã giảm khoảng 4.200 tỷ đồng, tương ứng khoảng 200 triệu USD, gấp đôi số tài sản tăng lên của vị này trong suốt năm 2013.

Dù cổ phiếu chỉ giảm 1.700 đồng nhưng với số lượng nắm giữ lên tới 311,6 triệu đơn vị, giá trị tài sản trên sàn của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã mất khoảng 530 tỷ đồng sau khi kết thúc phiên sáng. Trong khi đó, cùng với vợ, ông chủ Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long - cũng bị giảm hơn 400 tỷ đồng giá trị cổ phiếu.

Với việc MSN nằm trong top 3 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn, dù chỉ sở hữu hơn 15,7 triệu đơn vị nhưng tài sản của Phó chủ tịch Hồ Hùng Anh cũng mất gần 100 tỷ đồng. Một số đại gia khác có tài sản giảm mạnh sau phiên giao dịch sáng 8/5 là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ và ông chủ Ocean Group Hà Văn Thắm.

Theo 24h.com.vn
Read more…

Tám doanh nghiệp chiếm đoạt, trốn thuế hơn 32 tỉ đồng

Ngày 9-5, tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết vừa phát hiện tám doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông lập hóa đơn khống và trốn thuế 32,6 tỉ đồng.

Cụ thể, Công ty TNHH Sơn An trốn thuế 7,6 tỉ đồng. Công ty TNHH Hải Đăng, Công ty TNHH TM XNK Hai Phước trốn thuế hơn 1 tỉ đồng. Các Công ty TNHH MTV Thương mại Trịnh Duy Điệp, Công ty TNHH MTV TM&DV Long Phùng Đắk Nông, Công ty TNHH MTV Song Thiên Đắk Nông, Công ty TNHH MTV Phước Thiên Đắk Nông, Công ty TNHH MTV Tiền Anh Đắk Nông lập và phát hành hóa đơn khống chiếm đoạt 24 tỉ đồng tiền thuế.

Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông đang tiến hành các bước để xử lý người đứng đầu của các doanh nghiệp trên.

Theo HẢI NAM

PhapluatTP.HCM

Theo cafef.vn
Read more…

Để doanh nghiệp lỗ, không chỉ miễn nhiệm là xong

Lần đầu tiên, TGĐ một DNNN bị miễn nhiệm do để thua lỗ hai năm liên tiếp. Theo các chuyên gia kinh tế, cần được mở rộng và quyết liệt hơn nữa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của khối DN này.

Tổng giám đốc về làm chuyên viên

Ngày 20/4 vừa qua, Bộ Công thương đã ra quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Lê Phú Hưng - Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) do Công ty mẹ VNSTEEL kinh doanh thua lỗ liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, khoản lỗ lần lượt là 538 tỷ đồng và xấp xỉ 290 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh kém là nguyên nhân chính khiến VNSTEEL không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. 
 
Trước đó, năm 2011, sau khi tiến hành phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), đã có bốn nhà sản xuất thép lớn của nước ngoài muốn trở thành cổ đông chiến lược của VNSTEEL, song đã rút lui. Đây cũng là thời điểm ông Hưng được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc VNSTEEL (từ 1/3/2011) và chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 1/10/2011.
"Nếu cứ để thua lỗ, gây hậu quả nghiêm trọng rồi chỉ miễn nhiệm là xong, e rằng vẫn chưa tạo ra động lực, sức lan tỏa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói chung”.
Ông Cao Sĩ Kiêm
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Rời cương vị Tổng giám đốc VNSTEEL, ông Hưng được điều động về làm chuyên viên tại Vụ Phát triển nguồn nhân lực của Bộ Công thương. Người thay thế ông Hưng từ ngày 21/4 là ông Nghiêm Xuân Đa - Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc VNSTEEL (được bổ nhiệm có thời hạn). Theo kế hoạch kinh doanh năm 2014, VNSTEEL đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 12.702 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp xấp xỉ 36 tỷ đồng.

Có thể nói, đây là trường hợp đầu tiên, tổng giám đốc một doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) bị miễn nhiệm do để doanh nghiệp thua lỗ hai năm liên tiếp. Cơ quan chủ quản cũng thể hiện sự cương quyết với lãnh đạo VNSTEEL khi công bố, năm 2014, nếu VNSTEEL tiếp tục thua lỗ, Bộ sẽ xem xét trách nhiệm theo hướng có thể thay thế Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp.

Trước đó, lãnh đạo một doanh nghiệp lớn khác thuộc Bộ Công thương cũng bị xử lý, đó là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng và Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh. Tuy nhiên, ông Đào Văn Hưng - đã phải nhận kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT - ngoài nguyên nhân để EVN thua lỗ (năm 2011 và 2012 lỗ lần lượt 3.000 tỷ đồng và 8.000 tỷ đồng) còn gây ra một số hậu quả nghiêm trọng khác. 
 
Ông Phạm Lê Thanh, nhận hình thức kỉ luật là khiển trách, song vẫn tại vị Tổng giám đốc. Do vậy, có thể nói, ông Lê Phú Hưng gần như là lãnh đạo DNNN đầu tiên bị miễn nhiệm do để doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hai năm liên tiếp.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN cũng đã phải nhận hình thức kỷ luật vì làm ăn thua lỗ
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN cũng đã phải nhận hình thức kỷ luật vì làm ăn thua lỗ

Thua lỗ nhiều, xử lý chẳng bao nhiêu

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc VNSTEEL là việc làm cần thiết trong chuyển đổi cách thức quản lý nhằm cải thiện, nâng cao năng lực quản trị DNNN. Thực tế cho thấy, hoạt động của khối DNNN còn tồn tại nhiều yếu kém, thể hiện như: Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản cũng như trên vốn chủ sở hữu thấp; Hệ số sử dụng vốn (ICOR) cao; Nợ/vốn lớn... mà một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là tính chất “cha chung không ai khóc” cả về đồng vốn lẫn trách nhiệm khi để xảy ra yếu kém, sai phạm.

Trên thực tế, ngoài VNSTEEL, còn nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, trong thời gian dài, song người đứng đầu doanh nghiệp vẫn tại vị. Đơn cử Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), tính đến cuối năm 2013, có tới 19/44 doanh nghiệp trực thuộc thua lỗ, trong số này nhiều trường hợp thua lỗ hai năm liên tục với khoản lỗ từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng, chưa kể nhiều khoản nợ khó đòi cũng tới vài trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến nay vẫn đang yêu cầu lãnh đạo Vinafood 2 giải trình.

Báo cáo về tình hình tài chính các DNNN của Chính phủ với Quốc hội cho thấy, tính đến hết năm 2011, tổng các khoản lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty lên tới gần 49.000 tỷ đồng, trong đó EVN “đóng góp” tới 78% số lỗ này. Một số doanh nghiệp lỗ còn “ăn mòn” vốn, như Tổng công ty Dâu tằm tơ, vốn chủ sở hữu âm 281 tỷ đồng; ngoài ra còn nhiều khoản nợ khó đòi hàng trăm tỷ đồng...

“Miễn nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ được cho là một động thái kiên quyết, song cũng vẫn chưa triệt để”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sĩ Kiêm nhận định. Theo ông Kiêm, các bộ, ngành chủ quản cùng các cơ quan có trách nhiệm vẫn phải tiếp tục làm rõ nguyên nhân gây ra thua lỗ, yếu kém trong hiệu quả hoạt động tại DNNN, trên cơ sở đó quy trách nhiệm, xử lý nghiêm minh với người đứng đầu, có như vậy mới nâng cao trách nhiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Theo Thảo Nguyên

Báo giao thông vận tải

Theo cafef.vn
Read more…

Chỉ số hàng tồn kho tăng trở lại

Chỉ số tồn kho tháng 2 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,8% so với tháng trước và hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (theo năm gốc so sánh năm 2010) tháng 2 tăng 15,2% so với cùng kỳ do tháng 2 năm nay có 8 ngày nghỉ Tết trong khi năm trước số ngày nghỉ tết lên tới 8.

Tính chung 2 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,8% so với tháng trước.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm tháng 2 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, những ngành như chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa đường; thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất sắt, thép, sản xuất mì ống, mì sợi, giày, dép… tăng từ 25% đến 104%.

Bộ Công Thương giải thích, chỉ số hàng tồn kho cao do tiêu thụ ở mức thấp và trung bình. Đơn cử như sức tiêu thụ mặt hàng thép trong 2 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt hơn 300.000 tấn, giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho 2 tháng cũng tăng 39,9% so với cùng kỳ 2013 do yếu tố mùa vụ.

Để giải phóng hàng tồn kho, Bộ Công Thương cho biết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tiêu thụ sản phẩm; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp nhằm kích cầu.

Hàng tồn kho từng là vấn đề nhức nhối, Chính phủ đã phải yêu cầu các bộ ngành phải tập trung thực hiện để giảm nhanh hàng tồn kho về theo định mức. Bộ Công Thương đã phải đưa ra đề án cứu doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và thúc đẩy xuất khẩu để giải phóng hàng tồn kho.

Theo gafin.vn
Read more…

45 doanh nghiệp được vay trên 1.100 tỷ đồng vốn ưu đãi

8 ngân hàng cho vay gồm Sacombank, Agribank, BIDV, Vietcombank, DongA Bank, ACB, Eximbank, ABBank


Ngày 8/5, tại Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cùng với 7 ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietcombank, DongA Bank, ACB, Eximbank, ABBank ký kết hợp đồng tín dụng với tổng nguồn vốn 1.109 tỷ đồng hỗ trợ cho 45 doanh nghiệp quận Bình Thạnh (TP.HCM).

 Trong đó, Sacombank tham gia hỗ trợ 50 tỷ đồng cho 12 doanh nghiệp với mức lãi suất từ 7%/năm. Lễ ký kết diễn ra dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – Chi nhánh TP.HCM, Sở Công Thương TP.HCM, UBND quận Bình Thạnh.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Sacombank đã triển khai13 gói cho vay ưu đãi trị giá 21.550 tỷ đồng và 90 triệu USD nhằm góp phần hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên cả nước tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo tiền đề tiếp tục phát triển trong những năm kế tiếp. 


Theo Trí thức trẻ/ Sacombank
Read more…

Bóng đèn phích nước Rạng Đông nâng cổ tức năm 2013 lên 35%

Công ty đã tạm ứng cổ tức năm 2013 tỷ lệ 30% theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2013 của công ty.

Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) công bố Biên bản và Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2014.
Về kết quả kinh doanh năm 2013, đại diện cho biết lợi nhuận 116 tỷ đồng thu được trên thực tế chỉ có 70 tỷ đồng đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh, còn lại là chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tiền Cuba thanh toán công nợ xuất khẩu 38 tỷ đồng và Nhà nước giảm tiền thuế đất cho công ty 8 tỷ đồng.
Năm 2014, những thuận lợi nói trên không còn nữa. Công nợ Cuba đã thanh toán hết, ngoài ra còn phải tính đến việc đầu tư lâu dài khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do Châu Âu và các nước, RCEP, TPP...
Với tình hình đó, HĐQT đã đề xuất mức kế hoạch thận trọng cho năm 2014 và được ĐHCĐ thông qua. Cụ thể các chỉ tiêu như sau:
- Doanh thu 2.356 tỷ đồng, bằng 102,7% thực hiện năm 2013
- LNTT tối thiểu 65 tỷ đồng, phấn đấu đạt 70 tỷ đồng
- Cổ tức 30% bằng tiền mặt
Mức cổ tức năm 2013 được thông qua với tỷ lệ 35% bằng tiền mặt, tăng 5% so với nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2013.
Trước tình hình hàng giả hàng nhái ngày càng phức tạp, ĐHCĐ thường niên đã phê chuẩn đề xuất dành chi phí thích đáng cho công tác chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ thương hiệu cho công ty.
Về hiệp định TPP, trả lời băn khoăn của cổ đông, đại diện RAL cho biết hiệp định sẽ mở ra rất nhiều cơ hội, nhưng thách thức cũng rất lớn: những rào cản về kỹ thuật như hạn chế hàm lượng thủy ngân trong đèn huỳnh quang, đèn Compact hay không sử dụng thủy tinh chì nên phải có sự tham gia nghiên cứu hỗ trợ của các nhà khoa học. Mặt khác, cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, hiện Rạng Đông đang sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc trong khi đó muốn xuất khẩu sang các nước TPP, yêu cầu xuất xứ nguyên vật liệu phải đạt tỷ lệ trên 60% của các nước trong khối. Hiện giá nguyên vật liệu từ Hàn Quốc, Singapore đều rất cao, đại diện Rạng Đông cho biết.
Minh Thư

Theo Trí Thức Trẻ/HSX

Theo cafef.vn
Read more…

NAG, VBH, VTB: Quý 1/2014 báo lãi

Trong đó Nagakawa có mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ nhờ ghi nhận lợi nhuận các công trình trúng thầu từ năm 2011, 2012.

Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam (mã CK: NAG): Quý 1/2014 doanh thu thuần đạt 62,67 tỷ đồng tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái, do giá vốn hàng bán cũng tăng cao lên gần 53,5 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 9,17 tỷ đồng tăng 36% so với quý 1/2013.

 

Sau khi trừ chi phí NAG lãi ròng 4,034 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ sau thuế 308,4 triệu đồng trong đó phần LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ là hơn 4 tỷ đồng.

 

Theo giải trình từ phía công ty lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do công ty đã thực hiện cơ cấu lại, sắp xếp lại tổ chức để giảm chi phí quản lý và chi phí bán hàng.

 

Đáng chú ý các công trình lắp đặt điều hòa không khí do công ty trúng thầu từ năm 2011, 2012 đến thời điểm quý 1/2014 đã thi công xong và bàn giao cho chủ đầu tư. Các công trình này đã mang lại lợi nhuận cho công ty.

 

Công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa (mã CK: VBH): Doanh thu thuần đạt 24,26 tỷ đồng tăng 16,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp 2,935 tỷ đồng tăng gần 4 tỷ đồng so với quý 1/2013.

 

Sau khi trừ chi phí, VBH công bố mức lãi khiêm tốn vỏn vẹn 2,235 triệu đồng nhưng vẫn tăng 8,92% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Một cổ phiếu cùng ngành hàng tiêu dùng/điện tử gia dụng với NAG và VBH là Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (mã CK: VTB) công bố quý 1/2014 đạt 47,64 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 15,6% so với cùng kỳ. 

 

Sau khi trừ các khoản chi phí VTB lãi ròng 3,09 tỷ đồng giảm 40,58% so với cùng kỳ tương đương EPS đạt 286 đ/CP.

 

BCTC quý 1/2014 NAG, VBH, VTB

 

Trần Dũng

Theo Trí Thức Trẻ/HNX&HSX

Theo cafef.vn
Read more…

Top Hot