Bắc Ninh phê duyệt thêm dự án nhà ở xã hội thứ 10

Theo nguồn tin của BizLIVE, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chấp thuận đầu tư xây dựng thêm 01 dự án nhà ở xã hội tại phường Võ Cường (TP. Bắc Ninh), tính đến nay toàn tỉnh Bắc Ninh có 10 dự án

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đồng ý về chủ trương cho Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất chuyển đổi từ lập dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sang lập dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội, tại khu đất phường Võ Cường (TP. Bắc Ninh).

Công ty này có thời gian 9 tháng để hoàn chỉnh hồ sơ đất đai trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Các sở, ban ngành có liên quan theo chức năng hướng dẫn Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất thực hiện theo các quy định hiện hành.

Trước đó, toàn tỉnh Bắc Ninh đã có 9 dự án nhà ở xã hội, tổng diện tích sàn 438.119 m2, với quy mô 5.717 căn hộ, sử dụng 11,56 ha đất.

Theo VŨ QUANG
BizLIVE

Read more…

Sếp công ty nhận "lót tay" để duyệt trúng thầu

Để được trúng thầu thi công một hạng mục công trình, đội trưởng đội thi công số 1 thuộc Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng số 2 đã chi “lót tay” hàng trăm triệu đồng.

Ngày 3/6, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt Hồ Đức An (50 tuổi, Thừa Thiên – Huế) mức án 10 năm tù về tội “nhận hối lộ”.
Người đưa hối lộ cho bị cáo An, bị cáo Nguyễn Hùng Sơn (43 tuổi, TP.HCM) bị tòa tuyên phạt mức án 6 năm tù về tội “đưa hối lộ”.
Theo cáo trạng, UBND TP.HCM quyết định phê duyệt dự án đầu tư, mở rộng khu chăn nuôi Phước Long tại huyện Củ Chi, TP.HCM với tổng mức kinh phí 62,9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Thực hiện chủ trương trên, tháng 2/2012, xí nghiệp chăn nuôi Phước Long quyết định thành lập Ban quản lý dự án phát triển và mở rộng khu chăn nuôi, trong đó Hồ Đức An được cử làm ủy viên. Ban quản lý có nhiệm vụ tuyển chọn, tổ chức đấu thầu, tư vấn, giám sát thi công dự án…
Sau đó, Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng số 2 là đơn vị trúng thầu thực hiện dự án. Nguyễn Hùng Sơn  - Đội trưởng đội thi công số 1 được giao nhiệm vụ thực hiện một hạng mục thuộc gói thầu dưới sự giám sát của Hồ Đức An.
Quá trình thi công, công trình phát sinh một số hạng mục mới so với thiết kế ban đầu, An được giao quyền đề xuất chọn đơn vị thực hiện thi công. Để được trúng thầu thi công hạng mục trên, Sơn đã đưa hối lộ 100 triệu đồng để được An đồng ý.
Sau này, biết Sơn tự ý thay đổi vật liệu thi công, gửi bảng quyết toán cao hơn nhiều so với thực tế công việc để “rút ruột” tiền dự án, An không phản đối mà còn giúp sức để lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Tháng 3/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM trưng cầu giám định chất lượng và khối lượng công trình thi công đã phát hiện sai phạm.
Quá trình điều tra, Sơn khai ngoài chi tiền cho An còn chi cho nhiều người khác trong Ban quản lý dự án nhưng khi đối chất những cá nhân này đều phủ nhận nên không có cơ sở xử lý.
Theo M.Phượng

Vietnamnet

Theo cafef.vn
Read more…

Sắp có nhà ở xã hội cho thuê khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng

Căn hộ có diện tích khoảng 45m2, giá thuê 25.000 đồng/m2/tháng. Mỗi tháng mỗi hộ gia đình chỉ phải chi trả khoảng 1,1 triệu đồng.

Theo Nghị định 188 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển và quản lý nhà xã hội, trong đó ngoài vấn đề nhà ở được đại bộ phận người dân quan tâm là nhà xã hội để bán thì một loại hình quan trọng khác cũng được người nghèo quan tâm đó là nhà xã hội cho thuê.

Theo quy định của Nghị định 188, Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ở trong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tối thiểu là 05 (năm) năm, kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủ đầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này.

Trong những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, cho đến nay đã hoàn thành được 98 dự án, trong đó có 35 dự án nhà xã hội cho người thu nhập thấp với tổng số gần 19000 căn hộ, tổng mức đầu tư trên 6.000 tỷ đồng.

Hiện trên cả nước đang tiếp tục triển khai 129 dự án nhà xã hội, trong đó có tới 90 dự án là cho người thu nhập thấp với quy mô 55000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 27.560 tỷ đồng.

Vừa qua, tại Hà Nội đã có một số dự án khởi công xây dựng như Dự án Đặng Xá – Gia Lâm gia đoạn 2  với 1.063 căn; Dự án 143 Trần Phú – Hà Đông:512 căn; DA Bắc Cổ Nhuế-Chèm: 930  căn; Dự án 30 Phạm Văn Đồng: 294 căn… Theo thống kê của Viglacera trong đợt 2 hơn 1000 căn hộ đã bán có khoảng 80% trong số cư dân này vay vốn từ gói 30.000 tỷ.

Mới đây, Viglacera tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 dự án nhà xã hội Đặng Xá, trên diện tích đất 6,2ha, tổng mức đầu tư khoảng 793 tỷ đồng, tổng số khoảng 1500 căn hộ có diện tích từ 45m2-70m2. Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Hạ tầng Viglacera cho biết giai đoạn 3 có điểm mới là có quỹ nhà xã hội cho thuê theo quy định của Nghị định 188.

Tổng số 1.500 căn giai đoạn 3, chủ đầu tư sẽ dành 20% quỹ căn hộ để cho thuê, 20% để cho thuê mua và số còn lại để bán. Theo tiết lộ của ông Tuấn, giá thuê là 25.000 đồng/m2/tháng. Như vậy, để thuê căn hộ có diện tích trung bình khoảng 50m2 thì chỉ mất khoảng 1,2 triệu đồng/tháng, trong khi đó bên ngoài khu đô thị thị giá thuê ở khu vực khoảng 2,6 triệu đồng/tháng đối với loại căn hộ tương tự như nhà cho thuê trong khu đô thị.

Ông Tuấn cho biết thêm, giá thuê rẻ như vậy là do chính sách ưu đãi được hưởng từ nhà nước đối với nhà xã hội. Phát triển nhà xã hội là trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, còn để kinh doanh lời lãi thì chắc không có đơn vị chủ đầu tư nào làm.

Cũng theo tính toán của chủ đầu tư này, với giá bán căn hộ khoảng 9 triệu đồng/m2, và giá thuê là 1,2 triệu đồng/tháng với căn hộ khoảng 50m2 thì cho thuê phải mất 30 năm mới thu hồi được vốn. Việc cho thuê là không có lãi. Tuy nhiên, theo quy định của nhà nước thì sau 5 năm cho thuê loại căn hộ này được phép bán, và ưu tiên bán cho người đang thuê. Khi đó, doanh nghiệp may ra có lãi trong phạm vi khống chế khoảng 10% theo đúng quy định.

Cũng tại dự án nhà xã hội Đặng Xá, phí dịch vụ quản lý được xem là thấp nhất Hà Nội chỉ 2.000 đồng/m2, khoảng 100.000 đồng/tháng cho căn hộ 50m2. Các dịch vụ gồm vệ sinh công cộng, vận chuyển rác thải, thu gom giác, cắt tỉa cây cối,…phí bể bơi 15.000đ/lượt.

Khi được hỏi về các công trình xã hội như trường học, nhà trẻ trong khu đô thị, ông Trần Anh Tuấn cho biết, trong dự án Đặng Xá 2 có 6 điểm để xây trường học. Tuy nhiên, quỹ đất này theo quy định là trả lại cho TP để đầu tư xây dựng trường công lập. Nhưng hiện cư dân ở Đặng Xá đã về ở rất đông, đã có khoảng 2.000 hộ dân tương đương khoảng 8.000 người về sống. Vì thế, trường học là rất cấp bách. Chủ đầu tư cũng đã đề xuất TP cho chủ đầu tư ứng vốn trước xây dựng trường học từ nhà trẻ đến cấp 2. Sau đó khấu trừ vào tiền sử dụng đất ở những dự án khác. Chủ đầu tư cũng vừa khởi công xây dựng 2 trường học.

Dự kiến 1.500 căn nhà xã hội giai đoạn 3 sẽ đi vào hoạt động trước Tết Ất Mùi 2015, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho khoảng 3.400 căn của dân.

Phó chủ tịch TP Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã chỉ đạo chủ đầu tư cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quản lý sau đầu tư, quan tâm đến khâu quản lý, dịch vụ cho cư dân,…Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng, hiện nhu cầu nhà xã hội tại các TP lớn là rất lớn, tại HN dự báo đến 2020 cần khoảng 120.000 đến 140.000 căn.

“Hiện Viglacera đang là đơn vị phát triển nhà xã hội lớn chiếm 1/3 thị phần, sắp tới sẽ có thêm một số dự án khác được đầu tư xây dựng. Cuối năm nay hoặc sang năm sẽ có thêm nguồn tài chính quốc tế hỗ trợ cho lĩnh vực nhà xã hội. Chương trình nhà ở xã hội tiếp tục được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở bức thiết của người dân.” Thứ trưởng Nam nói.

Kiều Thuật

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

"Thị trường BĐS tiếp tục ấm dần, giá bán sẽ nhích lên"

Đây là khẳng định của ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục QL nhà và TT BĐS, Bộ Xây Dựng về triển vọng thị trường BĐS trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, ngay từ đầu năm 2014, thị trường bất động sản tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, lượng giao dịch tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Niềm tin của khách hàng đối với thị trường đang dần được hồi phục. Phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ nhà ở thương mại có diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước. Giá nhà có dấu hiệu chững lại không giảm liên tiếp như năm ngoái, thậm chí có dự án tăng giá nhẹ.
Nhận định về triển vọng thị trường trong thời gian tới, tại buổi giao lưu trực tuyến “Thực trạng và triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam" ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục QL nhà và TT BĐS, Bộ Xây Dựng
cho rằng: "Thị trường sẽ tiếp tục ấm hơn, do đó giá bán sẽ nhích lên, bởi thực tế tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có một số dự án tăng giá. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, giá đã rất sát gần với giá trị thực của sản phẩm".
Cũng theo ông Phấn, thị trường bất động sản năm 2014 sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực ở nhiều mặt. Thị trường nhà ở sẽ có sự điều chỉnh về cơ cấu sản phẩm, nguồn cung sản phẩm sẽ tập trung vào phân khúc bình dân, diện tích vừa và nhỏ, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2. Đây cũng là loại sản phẩm tiếp tục được người tiêu dùng quan tâm. Các dự án căn hộ trung và cao cấp đã xong phần thô đang hoàn thiện, có vị trí thuận lợi dự báo sẽ có giao dịch tốt.
Bên cạnh đó, các dự án bất động sản xa trung tâm, hạ tầng không thuận lợi, dự án của các nhà đầu tư yếu về năng lực tài chính và kinh nghiệm, các dự án không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Có cái nhìn khá thận trọng triển vọng thị trường BĐS trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết: "Tốc độ phục hồi của thị trường BĐS phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng hiện vẫn rất khó khăn vì yếu tố cầu suy giảm, lòng tin suy giảm và rủi ro thị trường tăng lên…".
Cũng theo ông Nghĩa: "Chúng ta không dùng tiền ngân sách cũng như vay nợ nước ngoài mà dùng tiền từ Ngân hàng Nhà nước để phục hồi thị trường nên phải chấp nhận tốc độ phục hồi chậm để tránh lạm phát quay lại. Hơn nữa, thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn hình thành chậm, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào việc mua bán bất động sản vẫn còn hạn chế nên tốc độ phục hồi bất động sản khó nhanh. Bên cạnh đó, cũng cần điều chỉnh lại thuế quyền sử dụng đất. Việc đánh thuế này theo giá thị trường là đúng nhưng đánh 100% giá thị trường thì cần sửa".
"Điều hy vọng nhất hiện nay với thị trường bất động sản là ngoài chuyện phục hồi kinh tế, xử lý nợ xấu đẩy sản xuất kinh doanh tăng lên thì cơ chế tài chính, chính sách cho thị trường này cũng đã minh bạch hơn. Vì vậy, chúng ta có thể hy vọng vào sự phục hồi của thị trường BĐS với tốc độ vừa phải. Các gói  tín dụng thương mại như gói 50.000 tỷ đồng cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi của thị trường".
Thanh Ngà

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Làm thủ tục cấp sổ đỏ là trách nhiệm của chủ đầu tư

Ngày 28/5, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cùng với Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP đã làm việc với chủ đầu tư Khu đô thị Văn Phú - Hà Đông.

Nội dung làm việc của đoàn tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại của chủ đầu tư giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
Điều chỉnh quy hoạch nhưng “quên” nghĩa vụ
Khu đô thị Văn Phú Invest thuộc phường Phú La, quận Hà Đông. Dự án được triển khai từ tháng 3/2007, kết thúc vào tháng 3/2019. Hiện, khu đô thị này đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện để bàn giao như hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, cây xanh; Chủ đầu tư đã hoàn thành, bàn giao cho khách hàng 2.578/2.600 căn nhà thuộc dự án. Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát, ông Tô Như Toàn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest đã đề nghị chính quyền địa phương sớm tiếp nhận bàn giao theo quy định.
 
Ông Nguyễn  Minh Mười - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, doanh nghiệp đã hoàn thành việc giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đến năm 2008. Tuy nhiên, sau khi có điều chỉnh cục bộ quy hoạch, Công ty chưa liên hệ với Sở để hoàn thành thủ tục, tính toán lại thuế đất. Theo bà Lê Thị Loan - Phó Giám đốc Sở Tài chính, tiền sử dụng đất sau điều chỉnh quy hoạch chưa được xác định. Bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp, cũng cần nhìn nhận trách nhiệm của các ngành vì đã không có Sở nào đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh đã yêu cầu Sở TN&MT, Sở Tài chính cần tính toán sớm để doanh nghiệp thực hiện trong năm nay.
Tỷ lệ cấp sổ đỏ thấp
Tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Nguyễn Trường Sơn đề nghị chủ đầu tư chủ động trong việc thực hiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các hộ dân. Đến nay, đã bàn giao 2.578 căn nhà nhưng mới có 21 hộ được cấp sổ đỏ. Ông Sơn đánh giá, tỷ lệ cấp sổ đỏ như vậy là quá thấp, chính quyền địa phương rất sốt ruột.
Ông Tô Như Toàn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest cho biết, hiện đã nộp 250 hồ sơ lên Văn phòng Đăng ký đất đai và cũng đã đề nghị các hộ dân tiến hành thủ tục. Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Mười khẳng định, khi đã ký hợp đồng bán căn hộ, nhà ở, chủ đầu tư phải có trách nhiệm liên hệ Văn phòng Đăng ký đất đai Sở TN&MT chứ không thể yêu cầu các hộ dân làm thủ tục, bởi đây là trách nhiệm của chủ đầu tư.
Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát, các thành viên của đoàn đã quan tâm đến rất nhiều vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện dự án và tiến độ của các công trình hạ tầng kỹ thuật. Ông Đỗ Trung Hai - Phó ban Văn hóa Xã hội đặt câu hỏi, một số công trình hạ tầng xã hội đã được đầu tư tốt, vậy, trường THCS, tiểu học, trạm y tế, có khả năng hoàn thành đúng tiến độ không? Theo chủ đầu tư, trạm y tế đáng lý phải được hoàn thành trong giai đoạn 1, thời điểm cuối là tháng 3/2014, nhưng đến nay, diện tích đất được quy hoạch cho công trình này vẫn còn vướng GPMB.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh đánh giá, đây là "bệnh" của các dự án đô thị, cứ đến khâu triển khai hạ tầng xã hội là lại vướng GPMB. Tại sao giải phóng hàng trăm héc ta còn được nay lại để vướng có 4 hộ dân mà không có mặt bằng cho trạm y tế? Chủ tịch HĐND TP yêu cầu, vướng mắc liên quan đến chính sách GPMB cần tháo gỡ để trong năm nay khởi công xây dựng trạm y tế.
Theo kế hoạch, Đoàn tiếp tục tiến hành giám sát tại một số khu đô thị như Việt Hưng, Đặng Xá, Bắc Quốc lộ 32, Xuân Phương…  Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cho biết thêm, mục đích của đợt giám sát là xác định việc chấp hành pháp luật của các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, phát hiện những bất cập. Những vấn đề khó khăn cần tháo gỡ liên quan đến cấp TP thì TP giải quyết, những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật thì kiến nghị để T.Ư, các ngành giải quyết.
Theo Minh Thu

Kinh Tế Đô Thị

Theo cafef.vn
Read more…

Chân dung “đại gia” thâu tóm đất vàng 36 Phạm Hùng

Không còn là những đồn đoán, việc tái khởi động dự án ION Complex tại khu đất vàng 36 Phạm Hùng đã trở thành hiện thực khi chân dung vị đại gia thực sự sở hữu dự án này đã lộ diện.

Như chúng tôi đã phản ánh trong bài viết “Đại gia” nào sở hữu đất vàng 36 Phạm Hùng?gần đây, trên thị trường bất động sản Hà Nội, xuất hiện những đồn đoán về việc dự án ION Complex 36 Phạm Hùng sẽ khởi động trở lại sau 5 năm gần như bất động.

Cùng với đó, sức hút vốn có của dự án 36 Phạm Hùng lại trở thành tâm điểm của thị trường, với không ít cuộc bàn tán sôi nổi tại nhiều sàn giao dịch bất động sản.

Một lần nữa, mảnh đất vàng tại 36 Phạm Hùng lại được các nhà đầu tư theo dõi sát sao, và việc ai sẽ là chủ nhân mới của dự án đầy tiềm năng này khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Thậm chí, trong vài ngày qua, “chân dung” đại gia thâu tóm dự án 36 Phạm Hùng bỗng trở thành “hot topic” trên nhiều diễn đàn kinh tế và kinh doanh bất động sản.

Nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết, thương vụ thâu tóm khu đất vàng 36 Phạm Hùng tốn nhiều giấy mực của báo chí trong suốt 5 năm qua đã chính thức khép lại với việc lộ diện ông chủ mới của dự án.

Theo đó, Tập đoàn FLC, một tập đoàn tư nhân trong nước chính thức là chủ đầu tư mới của dự án 36 Phạm Hùng.

Trao đổi với PV, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn FLC xác nhận, FLC đã chính thức mua lại dự án ION Complex 36 Phạm Hùng để đầu tư một dự án hoàn toàn mới trên quy mô diện tích 5.000m2.

Cũng theo tiết lộ của bà Dung, dự án mới sẽ mang tên FLC Complex 36 Phạm Hùng. FLC sẽ đầu tư một tòa nhà hỗn hợp quy mô hiện đại bao gồm các căn hộ cao cấp và khu trung tâm thương mại. Dự kiến, FLC sẽ khởi công dự án mới ngay trong quý III/2014.

Theo đánh giá của giới đầu tư, dự án này nằm tại một trong những vị trí đắc địa nhất khu vực phía Tây Hà Nội nên rất có tiềm năng.

Với vị trí đắc địa nằm ngay trên mặt đường Phạm Hùng, một trong những tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng và tấp nập bậc nhất Thủ đô, cạnh 2 công viên lớn Cầu Giấy và Hồ điều hòa Nhân Chính.

Không những thế, khu vực này trong vài năm gần đây cũng đã mọc lên không ít công trình thuộc diện “khủng” nhất Hà Nội. Trong tương lai, khu vực 2 bên đường Phạm Hùng còn được quy hoạch để xây dựng hàng loạt công sở của cả Trung ương và Hà Nội. dự án nằm cùng trục đường và khá

Bên cạnh đó, dự án ngay gần với khu vực đô thị hiện đại như tòa nhà Keangnam, IndoChina Plaza, The Garden, bệnh viện 198, BigC và hàng loạt trường học lớn các cấp...

Đồng thời, nhiều dự án tiện ích công cộng cũng đang được xây dựng hoặc phê duyệt trong quy hoạch khiến dự án càng trở nên “hot” đối với cộng đồng nhà đầu tư.

Ghi nhận tại hiện trường dự án trong vài ngày qua, nhiều công ty đặt trụ sở tại 36 Phạm Hùng đã tìm kiếm văn phòng khác thuê lại, thông tin rò rỉ trên thị trường là để chuẩn bị cho dự án mới.

Vào thời điểm sáng nay (23/5), ngay tại địa chỉ 36 Phạm Hùng, Hà Nội đã có trưng tấm biển khổ lớn quảng cáo giới thiệu về dự án đầu tư mới của Tập đoàn FLC.

Chân dung “đại gia” thâu tóm đất vàng 36 Phạm Hùng (1)
Tòa nhà tại địa chỉ 36 Phạm Hùng đã được dựng lên một tấm biển mới
Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư của dự án vẫn chưa được đại diện Tập đoàn FLC tiết lộ, nhưng theo một nguồn tin thân cận của chúng tôi, tập đoàn đã và đang có nhiều động thái chuẩn bị nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án này.

Động thái đáng chú ý nhất chính là việc FLC vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 4.550 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Trong đó, FLC đã phát hành riêng lẻ thành công 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho 2 nhà đầu tư tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua.

Cũng trong năm nay, FLC đặt mục tiêu 3.300 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận 350 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 10% vốn điều lệ. Báo cáo tài chính quý I/2014 ghi nhận doanh thu hợp nhất của FLC đạt 360 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 43,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt gần 35 tỷ đồng. 

Trong một thông báo được gửi đi vài ngày trước đó, Ban lãnh đạo FLC đã cho biết, việc tăng vốn mạnh trong thời gian tới chính là để tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn mà Tập đoàn đang triển khai.

Theo Vũ Minh

Diễn Đàn Đầu Tư

Theo cafef.vn
Read more…

Thị trường căn hộ nguy cơ “sốt ảo” trở lại


Mặc dù thị trường mới bắt đầu ấm trở lại nhưng nhiều dự án đã ngay lập tức “dở chứng”, chủ đầu tư cũng trở nên “đỏng đảnh” lạ và cò đất lại giở đủ “chiêu” để kiếm “tiền chênh”.

Bắt tay nhau tăng giá?
Cú hích từ những chính sách thông thoáng hơn đang dần giúp thị trường bất động sản tìm được quả ngọt khi nhu cầu mua nhà ở đô thị của người dân đã được quan tâm.
Tuy nhiên, có một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường hiện nay, trong khi đa số các ông chủ địa ốc đang ngập ngụa với hàng tồn kho thì việc người dân muốn mua các căn hộ có mức giá vừa túi tiền lại không dễ dàng chút nào.
Thậm chí, tại một số dự án đã xuất hiện cả tình trạng lạ, chủ “đỏng đảnh” tăng giá nhà, “cò” giở chiêu kiếm giá “chênh”, khiến người mua đang phải cắn răng móc túi thêm hàng trăm triệu nếu muốn sở hữu căn hộ.
Thêm một điều lạ nữa là, mặc dù thị trường có hồi phục hay không vẫn chỉ ở dạng kỳ vọng, nhưng tình trạng “giở bệnh” đã xảy ra ở cả phân khúc căn hộ cao cấp và giá rẻ.
Khảo sát gần đây của chúng tôi cho thấy, những dự án căn hộ thuộc phân khúc nhà giá rẻ, nhà cho người thu nhập thấp hoặc những dự án cao cấp có tiến độ tốt đang trở nên “cực kỳ đắt giá”.
Theo đó, nhiều dự án có giá công bố trung bình hoặc rẻ nhưng lại có mức chênh lệch “khủng” dao động từ 30 – 500 triệu đồng/căn hộ.
Danh mục dự án tiền chênh ngày một nối dài với những cái tên đình đám phải kể đến như CT11, CT12 Kim Văn - Kim Lũ, Đại Thanh, VP5 Linh Đàm, 102 Trường Chinh, CT1 và CT2 Trung Văn…
Các căn hộ diện tích nhỏ tại một số dự án cao cấp như Mandarin Garden (đường Hoàng Minh Giám) được rao bán với giá chênh lên đến 500-600 triệu đồng/căn.
Platium Residence (phố Nguyễn Công Hoan) cũng chênh lệch 100-200 triệu đồng/căn, chung cư Lascarter (Núi Trúc) cũng có mức tiền chênh khoảng 200 triệu đồng/căn tùy theo hướng và vị trí căn…
Trao đổi với PV, nhiều cò đất lâu năm trong nghề “mách” rằng, hiện không ít chủ đầu tư đã bắt tay với các sàn giao dịch bất động sản để tăng giá bán hưởng tiền “chênh”.
Anh Phương, một trùm môi giới nhà đất ở khu vực Mỹ Đình chia sẻ, các dự án nằm phía trong vành đai 3 Hà Nội sẽ khó còn tình trạng giảm giá, nhiều dự án đã bị cả chủ lẫn cò “găm hàng” để đẩy tiền chênh lệch lên mức cao nhất có thể.
Theo phân tích của đại diện một số sàn giao dịch như Kingland, HB Land… tình trạng “giở bệnh” làm giá trên có một số lý do.
Thứ nhất, điểm mặt các dự án xảy ra tiền chênh cao thì thấy, hầu hết là các căn hộ có diện tích nhỏ, giá công bố thấp hoặc chỉ ở mức trung bình quanh ngưỡng 15 triệu đồng/m2. Nếu theo đúng giá công bố thì người mua chỉ phải bỏ ra khoảng chưa đến 1 tỷ đồng/căn. Đây là mức giá được dự báo sẽ có thanh khoản tốt nhất thị trường hiện nay.
Thứ hai, một số dự án thuộc dạng này có tiến độ khá tốt hoặc sắp bàn giao nhà, đây cũng là lý do hút người mua. Bởi lẽ, vài năm gần đây, thị trường gặp khó, câu chuyện tiến độ “rùa” đã khiến không ít người mua rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”.
Thứ ba, theo nhận định của nhiều “cò” đất, ở thời điểm hiện tại, không còn nhiều phân khúc để cò đất kiếm lời. Lợi dụng việc một số dự án căn hộ giá rẻ đang gây sốt, giới đầu cơ đã tự gom nhau lại thậm chí bắt tay với chủ đầu tư để “ôm sàn” hay “găm hàng” chờ cơn sốt lên đỉnh để kiếm lời cao.
101 lý do để tăng giá
Lấy lý do thị trường đã ấm trở lại, chủ đầu tư đã không ngần ngại tăng giá bán căn hộ tại nhiều dự án. Đầu tiên phải kể đến việc tuyên bố dừng bán căn hộ để chờ tăng giá tại dự án Hòa Bình Green City của Công ty TNHH Hòa Bình hồi tháng 3 vừa qua.
Theo đó, chủ đầu tư công bố giá bán dự kiến sẽ tăng ít nhất khoảng 10% so với mức giá cũ 20,5 triệu đồng/m2 (đối với loại căn hộ không gian sáng tạo) và từ 26 triệu đồng/m2 (đối với căn hộ hoàn thiện nội thất).
Gần đây, dự án Diamond Flower Tower của Handico cũng đã rò rỉ kế hoạch tăng giá căn hộ từ 2 - 6 triệu đồng/m2 so với đợt mở bán đầu tiên.
Dự án Thăng Long Number One của đại gia Viglacera cũng đã liên tục tăng giá bán qua các đợt. Hồi tháng 11/2013, dự án này rao bán với giá 28,5 triệu đồng/m2 nhưng đến tháng 12/2013 đã tăng lên từ 29,1 - 29,9 triệu đồng/m2. Đầu năm 2014, dự án lại được bán với giá 30,8 triệu đồng/m2.
Gần đây, đại gia này cũng dự kiến sẽ tăng thêm từ 3 - 5% so với giá bán hiện tại của dự án là 30,8 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT), tùy theo biến động của thị trường.
Mặt khác, lấy lý do Thông tư 03 của Bộ Xây dựng quy định bắt buộc tính diện tích căn hộ theo thông thủy, nhiều chủ đầu tư cũng đồng loạt tăng giá bán căn hộ.
Mặc dù, về bản chất cách tính diện tích căn hộ theo thông thủy chỉ làm giảm diện tích căn hộ bình quân khoảng 6 - 7%, nhưng hiện ở nhiều dự án, mức tăng giá lại cao hơn nhiều với việc các chủ đầu tư đẩy giá lên hơn 12%.
Người mua cẩn trọng với “sốt ảo”
Sau thời gian dài ảm đạm, việc tăng giá bán và xuất hiện tiền chênh là một dấu hiệu cho thấy thị trường hồi phục trở lại. Từ thực tế thanh khoản mấy tháng đầu năm 2014 cho thấy, người mua nhà đã chấp nhận xuống tiền để mua căn hộ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bất động sản vẫn tỏ ra lo ngại, việc thị trường có hồi phục thật sự hay không vẫn còn ở dạng tiềm năng, nhưng hiện đã xảy ra những cơn sốt cục bộ tại một số dự án. Điều này đã xảy ra việc, dù căn hộ được công bố với giá bán rẻ, thậm chí chỉ dưới 500 triệu đồng/căn.
Nhưng éo le là ở chỗ, để người mua sở hữu được nó, số tiền chênh bỏ ra vài trăm triệu đồng. Tính chung lại, căn hộ giá rẻ bỗng nhiễn lại trở thành giá đắt, thậm chí tương đương với dòng căn hộ trung và cao cấp.
Theo nhận định của ông Hoàng Hòa, Tổng giám đốc HB Land, việc tăng giá bán ở thời điểm này là chưa thật sự hợp lý thậm chí không khéo sẽ còn mang lại tác dụng ngược. Bởi lẽ, dù khách hàng đã quan tâm nhiều hơn nhưng hiện đa số vẫn chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm hoặc hỏi thông tin.
Đồng quan điểm trên, một chuyên gia khác chia sẻ với chúng tôi, người mua nhà cần cẩn trọng hơn với việc sốt cục bộ tại một số dự án. Phương án tìm kiếm dự án không có tiền chênh bằng cách ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư nên được tính đến trong thời điểm này đối với người mua nhà.
Đặc biệt, sắp tới, việc được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (nhà trên giấy) cũng sẽ có tác động nhất định với thị trường. Về tích cực, người mua và cả chủ đầu tư có thể dễ tiếp cận hơn với những gói hỗ trợ.
Tuy nhiên, những bài học về rủi ro khi mua bán nhà trên giấy cũng không còn là điều hiếm thấy và hệ lụy của nó khá nặng nề trong nhiều năm qua.
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, các cơ quan quản lý cần theo dõi sát tín hiệu thị trường, tránh lại để xảy ra những cơn “sốt” ảo như các năm trước.
Đồng thời, theo ông Liêm, việc người mua thận trọng hơn trong việc mua nhà là tín hiệu đáng mừng đối với thị trường. Động thái này sẽ khiến cho các chủ đầu tư dự án quan tâm nhiều hơn đến tiến độ thi công và cả chất lượng công trình nhà ở.
Theo Vũ Minh
Diễn Đàn Đầu Tư
Theo cafef.vn
Read more…

Sắp có quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, Bộ vừa có tờ trình gửi Thủ tướng chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến 2030.

Theo đó, Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang, diện tích tự nhiên khoảng 235.680ha; có địa giới phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Bắc Mê, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) và phía Tây giáp huyện Vị Xuyên.

Dân số năm 2013 khoảng 265.000 người, dự kiến đến năm 2020, quy hoạch dân số khoảng 300.000 người, đến năm 2030 dân số khoảng 330.000 người. Khách du lịch năm 2013 khoảng 0,5 triệu lượt khách, dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 2,3 triệu lượt khách/năm, đến năm 2030 đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách/năm.
Quy hoạch dự kiến phân vùng và định hướng phát triển không gian thành các công viên chuyên đề (Công viên địa văn hóa, Công viên khoa học địa chất, Công viên địa sinh học); các đô thị - Trung tâm du lịch (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Tam Sơn) và các thị trấn khác; mạng lưới điểm dân cư nông thôn; cơ sở kinh tế, đặc biệt là cơ sở phục vụ phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch; các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, dược liệu…
Trong đó, điểm nhấn là xây dựng các đô thị - trung tâm du lịch bao gồm: Thị trấn Đồng Văn - Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử; thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu; thị trấn Yên Minh - Trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh; thị trấn Tam Sơn - Trung tâm du lịch, vui chơi giải trí (Quản Bạ). 
Định hướng phát triển không gian đô thị gồm các khu vực bảo tồn, tôn tạo, các khu chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là dịch vụ, thương mại, du lịch, các khu trung tâm hành chính, giáo dục đào tạo, y tế, khu ở, công viên, cây xanh tự nhiên, các khu chức năng khác. 
Nhiệm vụ quy hoạch chỉ ra định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông liên kết, đánh giá môi trường chiến lược, đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt tại các khu vực có giá trị di sản địa chất, đa dạng sinh học và cộng đồng dân cư; đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo V.X

Diễn Đàn Đầu Tư

Theo cafef.vn
Read more…

Đà Nẵng khánh thành đường vành đai phía Nam 1.000 tỉ đồng

Đường vành đai phía Nam là công trình thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng do Sở GTGT Đà Nẵng làm chủ đầu tư.

Sáng 19/5, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức lễ khánh thành đường vành đai phía Nam TP Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA của WB.
Đường vành đai phía Nam là công trình thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng do Sở GTGT Đà Nẵng làm chủ đầu tư, BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên là đơn vị điều hành. Thiết kế dự án này là nhà tư vấn quốc tế CDM Intenational Inc. (Mỹ) và Công ty The Louis Berger Group Inc. (Mỹ) là đơn vị giám sát thi công.
Khởi công tháng 6/2013, công trình gồm 2 gói thầu xây lắp chính là hai cầu Hòa Phước (dài 443m, rộng 28m), Cổ Cò (dài 90m, rộng 19m) do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) thi công; và phần tuyến đường do Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng công trình 545 và Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sản xuất – Xây dựng Đông Mê Kông thi công.
Điểm đầu của công trình giao với QL1A (thuộc địa phận xã Hòa Phước huyện Hòa Vang), điểm cuối tiếp giáp đường An Nông (thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Chiều dài toàn tuyến là 6,79km (nếu kể cả đường An Nông hiện trạng thì tổng chiều dài là 7,28km).
Ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cho hay: công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng sau 23 tháng thi công, tạo nên trục GTVT chính, quan trọng, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH, mở rộng, phát triển đô thị về phía Nam và Đông Nam Đà Nẵng, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể hạ tầng giao thông của TP.
Được biết trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai dự án đường vành đai phía Tây Nam TP với điểm đầu giáp tuyến QL1A, nối với đường vành đai phía Nam, điểm cuối giáp tuyến QL14B tạo thành tuyến giao thông liên hoàn theo quy hoạch phát triển của Đà Nẵng.
Theo HẢI CHÂU

Infonet

Theo cafef.vn
Read more…

Xây mới chung cư cũ: Dân được lợi


Cư dân đang sở hữu căn hộ tại các chung cư xuống cấp có thể được đổi một căn hộ mới có cùng diện tích và không phải trả thêm tiền.

“Được sử dụng nhà ở hình thành trong tương lai để thế chấp vay vốn đầu tư; mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất tăng 1,5 lần so với quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành” là những ưu đãi đối với chủ đầu tư được Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất trong dự thảo về Cơ chế, giải pháp thực hiện cải tạo, sửa chữa, xây mới các chung cư cũ, hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP. Dự thảo đang được tổ chức lấy ý kiến để trình TP thông qua.
Miễn tiền sử dụng đất
Đối với chung cư có vị trí bất lợi, thấp tầng, xen cài trong khu dân cư, diện tích đất nhỏ hẹp…, Sở Xây dựng đề nghị TP chấp thuận cho chủ đầu tư được mở biên, mở ranh dự án để đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kết nối đồng bộ hạ tầng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.
Dự thảo còn đưa ra nhiều ưu đãi đối với chủ đầu tư tham gia đầu tư xây mới chung cư cũ, như được hỗ trợ 50% lãi vay với mức tiền không quá 100 tỉ đồng trong ba năm; được áp dụng thuế suất 0% với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ trong năm năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Sở Xây dựng cũng đề xuất miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả diện tích đất được giao, cho thuê để thực hiện dự án. “Riêng những chung cư không đủ diện tích xây mới, cũng không thể mở biên, không kêu gọi xã hội hóa được thì UBND quận, huyện có thể chuyển đổi từ chức năng nhà ở sang thương mại, dịch vụ và đưa ra bán đấu giá. Tiền bán đấu giá dùng để mua lại quỹ nhà tái định cư và bồi thường cho các hộ dân bị di dời giải tỏa”, dự thảo đề xuất.
Người dân được lợi
Về phía người dân, dự thảo đề cập: Nếu pháp lý căn hộ thuộc sở hữu tư nhân thì áp dụng đổi ngang diện tích căn hộ bị giải tỏa với diện tích căn tái định cư. Trường hợp này người dân không phải trả thêm tiền. Nếu diện tích hộ tái định cư lớn hơn thì phần chênh lệch được bán theo giá thị trường. Riêng các căn hộ tại tầng trệt còn được hỗ trợ bằng tiền về lợi thế thương mại.
Các hộ đang thuê căn hộ thuộc sở hữu nhà nước sẽ được tái bố trí tối thiểu bằng diện tích căn đang thuê, không thấp hơn diện tích tái định cư tối thiểu mà không phải bù thêm tiền. Người thuê căn hộ được quyền chọn mua hoặc tiếp tục thuê căn hộ mới.
Sở Xây dựng cho biết nguyên tắc xây mới các chung cư cũ hư hỏng là thực hiện theo cơ chế xã hội hóa, hạn chế tối đa sử dụng vốn ngân sách. TP đã đề ra mục tiêu 2011-2015 cần xây mới 65 chung cư cũ với tổng số 7.242 căn hộ. Từ năm 2011 đến 2013, TP đã xây mới 26 chung cư, số chung cư còn lại sẽ được tháo dỡ, xây mới trong năm 2014 và 2015.
“Sở sẽ công khai danh mục các chung cư cũ kèm theo thông tin về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, pháp lý, tình trạng sở hữu nhà… trên các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi đầu tư” - Sở Xây dựng cho hay.
Giao căn hộ trễ sẽ bị phạt

Trong trường hợp chỉ định chủ đầu tư thực hiện dự án thay vì đấu thầu, dự thảo cho rằng chủ đầu tư này phải thỏa điều kiện tiên quyết là có quỹ nhà tạm cư với số lượng đủ để bố trí tất cả hộ dân phải di dời giải tỏa. “Các chủ đầu tư tham gia xây dựng chung cư cũ hư hỏng phải cam kết thời gian hoàn thành dự án xây mới, nếu vi phạm cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử phạt theo quy định”, dự thảo nêu.

Theo CẨM TÚ
Pháp Luật TP HCM
Theo cafef.vn
Read more…

Bỏ nhà phố lên chung cư

Người dân ai cũng thích có một căn nhà riêng lẻ với suy nghĩ nhà của mình, đất của mình, thích xây sửa thế nào tùy ý, tự do… Nhưng hiện nay, nhà chung cư đang là sự lựa chọn của nhiều người.

“Tuy mới dọn về khu đô thị này được nửa năm, nhưng tôi thấy cuộc sống khác hẳn. Trước đây nhà phố ồn ào, bụi bặm, thiếu an ninh, trẻ đi học xa… nay thì đã khác, môi trường trong lành, mọi nhu cầu đều được giải quyết ngay trong khuôn viên khu đô thị. Các cụ nhà tôi bảo thủ là thế mà sau thời gian qua thăm con cháu cũng đã bán nhà phố mua căn hộ tòa bên kia rồi…” chị Minh Phương, cư dân khu căn hộ Times City (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ.

 

 

Lựa chọn của người trẻ

 

Nhiều năm trước, người dân ai cũng thích có một căn nhà riêng lẻ với suy nghĩ nhà của mình, đất của mình, thích xây sửa thế nào tùy ý, tự do… Nhưng hiện nay, nhà chung cư đang là sự lựa chọn của nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi.

 

Khảo sát tại Times City cho thấy, trong số hàng ngàn căn hộ đã được chủ đầu tư bàn giao cho khách hàng tại dự án thì có đến 70% là các gia đình trẻ mà chủ nhân có độ tuổi từ 25 – 45.

 

Chị Thu Hà, cư dân Times City tâm sự: Trước đây người ta vẫn cho rằng chung cư chỉ dành cho những gia đình có thu nhập thấp hoặc vợ chồng trẻ mới cưới chưa có đủ tiềm năng kinh tế để mua một căn nhà dưới mặt đất. Nhưng bây giờ quan niệm này đã thay đổi bởi rất nhiều gia đình khá giả, có điều kiện kinh tế có thể mua được nhà mặt đất nhưng họ vẫn lựa chọn ở nhà chung cư vì sự tiện lợi và những lợi ích thiết thực về không gian sống mà nó mang lại.

 

Người dân sống trong cùng khu vực chung cư cũng thường là có trình độ tương đương nên rất dễ gần. Nhất là những nhà cùng có trẻ nhỏ, chúng sẽ được giao lưu vui đùa cùng nhau cùng trong khu rất vui vẻ.

 

Đồng quan điểm với chị Hà, chị Thanh Mai “hàng xóm kiêm đồng nghiệp” và cũng là người “môi giới” cho chị Hà bỏ nhà phố lên chung cư chia sẻ, lý do chị chọn căn hộ chung cư tại Times City bởi đây là một khu đô thị hiện đại, đồng bộ, giá cả cũng phải chăng. Với gần 4 tỷ đồng bán căn nhà ống nhỏ hẹp trong ngõ, chị đã có căn hộ rộng 100 m2, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sống của các thành viên, đặc biệt bố mẹ chị được hưởng thụ cả không gian thiên nhiên để đi bộ mỗi sáng, các con chị thỏa thích chơi đùa ở khu công viên nhỏ ngay dưới chân tòa nhà.

 

“Ở đây muốn gì cũng có mà gần như không cần bước ra đường. Trường học, bệnh viện, bến xe buýt cách vài bước chân. Siêu thị, rạp phim, chỗ vui chơi giải trí ngay dưới hầm. Tiện còn phố lớn mà lại không phải đi xe cộ gì...”, chị Mai hài lòng cho biết.

 

Bỏ nhà phố lên chung cư (1)
Một góc của Times City (Minh Khai, Hà Nội)Nên lựa chọn căn hộ trong các KĐT phức hợp

 

Cũng cho rằng chung cư đang trở thành xu thế tất yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM và ngày càng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là giới trí thức trẻ, vì loại hình nhà ở này đáp ứng được các tiêu chí: tiện nghi, an toàn, riêng tư, giá thành vừa phải cũng như những tiện ích trong sinh hoạt của người dân… tuy nhiên, GS Đặng Hùng Võ, một chuyên gia hàng đầu về BĐS cũng cảnh báo người dân cần thận trọng trong việc lựa chọn dự án để mua căn hộ. Bởi theo ông Võ, trong những năm qua, thị trường BĐS phát triển nóng, các dự án nhà ở thương mại mọc lên rất nhiều nhưng cũng có rất nhiều các dự án không đạt tiêu chuẩn về cả chất lượng công trình và quy hoạch thậm chí chỉ “trọc lốc” mỗi tòa nhà mà không hề có các tiện ích đi kèm.

 

Chính vì vậy, ông Võ khuyên người dân hãy là “người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn mua căn hộ. Sản phẩm nhà chung cư là sự kết tinh giữa các yếu tố kỹ thuật, kiến trúc công trình và chất lượng dịch vụ – quản lý.

 

Tính độc lập và riêng biệt về sở hữu phải được kết nối hoàn hảo trong một không gian chung của toà nhà, cùng những công trình tiện ích có trong cơ cấu sản phẩm. Khi chọn mua căn hộ, khách hàng không nên chỉ đơn thuần quan tâm đến sản phẩm là căn hộ, tức là quan tâm đến các yếu tố như giá bán, vị trí, tiến độ thực hiện hay chất lượng công trình,…mà phải “tỉnh táo” xem xét những giá trị ngoài căn hộ. Những căn hộ tốt, nằm trong khu đô thị hoàn chỉnh mới thưc sự là những căn hộ có giá trị thực.

 

Đồng quan điểm này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh VP Hội KTS Việt Nam chia sẻ: Trong sự phát triển nhanh và mạnh của quá trình đô thị hóa và những cơ “sốt” bất động sản đã dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư chỉ tập trung vào phục vụ thương mại mà không hướng tới việc xây dựng những đô thị thân thiện với cuộc sống con người. Chúng ta đi tìm những mô hình phát triển các khu đô thị văn minh và bền vững. Đó phải là mô hình khu đô thị sinh thái theo cả nghĩa tự nhiên và nhân văn. Chúng ta cần tìm đến các khu đô thị đa chức năng bao gồm cả nhà ở, văn phòng, trung tâm mua sắm, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí và công viên cây xanh... bởi trong cuộc sống, bên cạnh không gian làm việc, mua bán, dịch vụ thì cư dân đô thị cũng cần nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, sống hòa nhịp với thiên nhiên và cộng đồng.

 

Thanh Minh

Theo cafef.vn
Read more…

Phân khúc căn hộ hoàn thiện, tiến độ tốt tăng giao dịch

Nguồn căn hộ có thể ở ngay đã trở nên khan hiếm. Đó là lý do vì sao nhiều dự án chung cư lại "sốt" trở lại.

Tiếp nối sự ấm lên của thị trường căn hộ từ cuối 2013, năm 2014 giao dịch trên thị trường tiếp tục được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay nguồn cung cung ứng ra thị trường chủ yếu là những dự án đang xây dựng phần móng, hoặc phần thân (dự án đang xây dựng đạt khoảng 30% đến 50% khối lượng công trình), nguồn căn hộ có thể ở ngay đã trở nên khan hiếm.

Thực tế này lý giải vì sao một số dự án căn hộ đáp ứng được nhu cầu vào ở ngay của người dân lại “sốt” đến vậy. Kể cả những dự án đang xây dựng thân với tiến độ tốt và chủ đầu tư uy tín vẫn đạt được doanh số khá cao trong những đợt mở bán gần đây. Một số dự án đang xây dựng như chung cư Viện 103 Văn Quán, 136 Hồ Tùng Mậu,…có doanh số bán đạt khoảng 80%.

Dự án căn hộ Times City đã từng “đốt nóng” thị trường căn hộ Hà Nội cách đây 3 năm thì nay lại làm “nóng” thị trường với đợt mở bán hồi tháng 3 mới đây. Dù chủ đầu tư chỉ mở bán 5 ngày (từ 17-21/3) nhưng hình ảnh xếp hàng dài của khách hàng chờ mua căn hộ dự án này cũng đã cho thấy mức độ quan tâm đến loại căn hộ ở ngay khá cao. Hiện thị trường thứ cấp giao dịch căn hộ Times City với giá từ 35 đến 40 triệu đồng/m2. Loại căn hộ diện tích nhỏ, căn đẹp đã xuất hiện “giá chênh” từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi căn.

Những dự án chung cư “vừa túi tiền” có giá trị dưới 2 tỷ đồng mỗi căn ở khu vực phía Tây, gần trung tâm cũng đang thu hút được lượng người mua quan tâm khá lớn. Rất nhiều chủ đầu tư sẵn sàng cung ứng các sản phẩm căn hộ ở phân khúc này sau khi đã điều chỉnh lại thiết kế cũng như hiện tích căn hộ.

Điển hình như chung cư CT1 Trung Văn trên đường Đỗ Đức Dục kéo dài, thuộc KĐT mới Trung Văn trung tâm quận Nam Từ Liêm của Vinaconex 3 đang thi công tới tầng 3. Theo đại diện đơn vị phân phối đến nay số lượng căn hộ tiêu thụ được khoảng 200 căn (diện tích chủ yếu từ 71-73 m2), đạt khoảng trên 50% tổng số căn hộ dự án. Hiện nhiều căn hộ có giá bán thứ cấp cao hơn giá gốc khoảng từ 160 đến 200 triệu đồng tùy thuộc từng căn hộ.

Theo Liên minh các sàn bất động sản G5, đơn vị này đã chốt hợp đồng được 120 căn hộ chung cư Bắc Hà Tower (nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài) dù tới ngày 18/5 dự án mới được mở bán chính thức. Siêu Thị Dự Án mới đây cho biết trong quý 1/2014 họ đạt được trên 500 giao dịch thành công.

Có nhiều yếu tố làm cho giao dịch căn hộ ở một số dự án chung cư gần đây trở nên sôi động và “sốt” trở lại, nhưng cốt lõi nhất đó là căn hộ đáp ứng đúng nhu cầu ở thực. Một Giám đốc sàn BĐS cho rằng ở mỗi dự án hút hàng đều có đặc trưng riêng. Người mua không những cần nhà có thể vào ở ngay mà còn đem lại phong cách sống mới. Đặc biệt, người trẻ tuổi chọn nhà để ở có xu hướng chú trọng nhiều về tiện ích và những giá trị gia tăng ngoài căn hộ…

Nhiều dự án đã áp ứng được nhu cầu đó điển hình là Times City, Mandarin Garden, Ecopark hay Mullberry Lane,…. Đây cũng là điều lý giải nhiều gia đình trẻ tại các TP lớn hiện nay “chuộng” loại hình nhà ở chung cư khu đô thị mới, bởi họ không những mong muốn có chỗ ở mà còn muốn tạo dựng một phong cách sống mới.

Phạm An

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

Quận Hà Đông chuẩn bị đấu giá hàng trăm thửa đất

Quận Hà Đông vừa thông báo mời các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với các khu đất đấu giá trên địa bàn quận.

Theo đó, phiên đấu giá ngày 21/6 bao gồm: Khu tái định cư Kiến Hưng có 48 thửa, giá khởi điểm 18 - 20 triệu đồng/m2; Khu đấu giá Mậu Lương có 19 thửa, giá khởi điểm 16 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá ngày 28/6 bao gồm: Khu tái định cư Dương Nội có 72 thửa, giá khởi điểm 31,5 triệu đồng/m2; Khu giãn dân Văn Quán có 428 thửa, giá khởi điểm 31 - 35 triệu đồng/m2; Khu đấu giá Văn Chỉ 20 thửa, giá khởi điểm 7,8 - 8 triệu đồng/m2; Khu đấu giá Thờn Bơn giá khởi điểm 7,6 - 8 triệu đồng/m2.
Được biết, năm 2013 trong khi hầu hết các quận, huyện, thị xã không hoàn thành nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo kế hoạch thì quận Hà Đông lại làm khá tốt nhiệm vụ này. Năm 2014, UBND quận Hà Đông đăng ký kế hoạch với thành phố sẽ đấu giá QSDĐ 8 khu (tổng diện tích 30.615m2), dự kiến thu khoảng 100 tỷ đồng.

Cuối tuần trước, UBND TP. Hà Nội cũng đã có yêu cầu UBND Thị xã Sơn Tây và các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông khẩn trương xây dựng, rà soát lại kế hoạch đấu giá đất, bao gồm cả đấu giá đất nhỏ, lẻ, xen kẹt, rà soát lại kế hoạch giao đất dịch vụ, hoàn thiện, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/5.


Lan Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafef.vn
Read more…

“Sóng ngầm” ở chung cư: Cuộc chiến giành 2%

Quỹ bảo trì chung cư là một khoản tiền không nhỏ; với các chung cư cao cấp, có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng nên dẫn đến cuộc chiến giữa ban quản trị với chủ đầu tư để giành quyền sở hữu

 

Luật Nhà ở hiện tại quy định phí bảo trì mỗi căn hộ chung cư bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ đó. Số tiền này, chủ đầu tư phải lưu giữ trong tài khoản riêng. Sau khi thành lập ban quản trị (BQT) chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển cả vốn và lời cho BQT để sửa chữa, tu bổ kết cấu công trình và hệ thống máy móc vận hành tòa nhà khi hết hạn bảo hành.

Quyết tâm “giữ giùm” 

Chung cư Ehome 2 (quận 9, TP HCM) được đưa vào sử dụng từ năm 2010 nhưng đến năm 2012, BQT mới được thông qua và công nhận. Theo quy định, chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển căn hộ Nam Long phải bàn giao phần diện tích sở hữu chung và quỹ bảo trì cho BQT. Tuy nhiên, chủ đầu tư tuyên bố tạm thời giữ quỹ bảo trì và thu - chi hộ các chi phí hợp lý (!).

Ông Nguyễn Sanh Phát, Trưởng BQT Ehome 2, cho biết khi thang máy và một số công trình bị hư hỏng, cư dân đề nghị sửa chữa, chủ đầu tư lần lữa. Nhà để xe nứt lún, chủ đầu tư cam kết sửa chữa trong tháng 8-2013 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. “Chúng tôi liên tục có văn bản gửi chủ đầu tư, khiếu nại lên UBND quận 9, Sở Xây dựng, UBND TP… đề nghị ngưng các hoạt động đầu tư của Công ty Nam Long cho đến khi hoàn lại đầy đủ quỹ bảo trì cho cư dân. Tháng 8-2013, chủ đầu tư thông báo đến cuối năm sẽ chuyển hết tiền vào tài khoản quỹ bảo trì nhưng đến nay, sau 2 lần chuyển nhỏ giọt, quỹ vẫn chỉ có 4 tỉ đồng. Chủ đầu tư thông báo số tiền trích 2% của 604 căn hộ là 9,7 tỉ đồng nhưng tiền lãi phát sinh từ năm 2010 lại không thấy đề cập” - ông Phát nói.

Theo BQT chung cư Orient Apartment (quận 4), quá trình đòi phí bảo trì là “những trận đánh cân não”. Sau nhiều lần nhận được văn bản “đòi nợ” từ BQT, chủ đầu tư là Công ty CP Thủy sản 4 (TS4) đề nghị phải có đại diện của TS4 đứng tên đồng chủ tài khoản quỹ bảo trì dù họ chỉ còn 3 căn hộ cho thuê. Sau một cuộc thăm dò ý kiến, các hộ dân chấp nhận 2 thành viên BQT và phó tổng giám đốc TS4 đồng đứng tên chủ tài khoản. Tuy nhiên, khi đến ngân hàng mở tài khoản, đại diện TS4 không xuất hiện với lý do còn thiếu quy chế quản lý, sử dụng phí bảo trì.

“Chúng tôi đã tính đến tình tiết này nên soạn thảo quy chế, BQT đã thông qua và cũng đã lấy ý kiến người dân. Vậy mà khi chúng tôi đưa quy chế ra, TS4 tiếp tục thoái thác với lý do đồng sở hữu chỉ có 2 người. Phía ngân hàng chấp nhận 3 người đồng chủ tài khoản, chủ đầu tư yêu cầu BQT phải mở hội nghị nhà chung cư để bầu ra chỉ 2 người. Rõ ràng chủ đầu tư cố tình cù cưa trong việc giao trả phí bảo trì. Họ chỉ công bố số tiền trích từ 2% của hợp đồng mua bán các căn hộ khoảng 7,8 tỉ đồng, tiền lãi phát sinh bao nhiêu năm, họ không đả động đến. Cư dân nhiều lần yêu cầu gửi bản sao kê lãi suất ngân hàng, chủ đầu tư không gửi. Chúng tôi mệt lắm rồi, sẽ khởi kiện chủ đầu tư chiếm đoạt phí bảo trì” - ông Đỗ Ngọc Bình, thành viên BQT Orient Apartment, cho biết.

Tố cáo nhau

Người dân ở các chung cư cho rằng chủ đầu tư cố tình kéo dài thời gian trả lại quỹ bảo trì để làm vốn lưu động đầu tư dự án khác hoặc biển thủ phần lãi suất tiền gửi. Ngược lại, một số chủ đầu tư khẳng định đã xuất hiện nhiều vụ thành viên BQT móc nối nhau rút ruột quỹ bảo trì hoặc ôm quỹ bỏ trốn nên họ giữ hộ để tránh rủi ro.

Quỹ bảo trì cũng là một trong những vấn đề gây “đau đầu” cho các nhà soạn thảo dự Luật Nhà ở sửa đổi. Theo đó, điều 105 quy định chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển phí bảo trì chung cư đã thu của khách hàng vào tài khoản do cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện lập. Nếu cần bảo trì, BQT chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý lập dự toán kinh phí, đã được hội nghị nhà chung cư thông qua, gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện và phải có ý kiến của đơn vị này thì ngân hàng mới được giải ngân. Theo lý giải của đơn vị soạn thảo, giao quỹ cho bên thứ ba để tránh tình trạng chủ đầu tư hay BQT tẩu tán quỹ.

Thế nhưng, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cơ quan quản lý nhà cấp huyện là đơn vị sự nghiệp, không có tư cách pháp nhân để quản lý quỹ, nếu giữ quỹ bảo trì sẽ vi phạm quyền chủ sở hữu tài sản. Hơn nữa, quỹ bảo trì là tiền của người dân mua chung cư đóng góp, cơ quan cấp huyện không có nghĩa vụ và quyền lợi gì trong đó. “Nên để đại diện BQT nhà chung cư và đại diện chủ đầu tư cùng đứng tên đồng chủ tài khoản quỹ bảo trì để kiểm soát việc thu chi, sử dụng quỹ” - luật sư Hậu nói.

Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, lại cho rằng BQT cũng giống như tổ dân phố, chỉ có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở, không có thẩm quyền xử lý nên không cần lập BQT, quỹ bảo trì chung cư nên để chủ đầu tư giữ vì chỉ có họ mới hiểu kết cấu công trình. 

Phủi tay


Người dân tại chung cư 584 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú đang lo lắng khi chủ đầu tư là Công ty Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 muốn thu thêm phí bảo trì để sửa chữa một số hạng mục công trình đã xuống cấp. Chủ đầu tư cho rằng chung cư được mở bán từ năm 2005-2007, trước thời hiệu của Luật Nhà ở (ngày 1-7-2006) nên đã không thu phí bảo trì vào giá bán.

 

Tuy nhiên, bà Võ Thị Hồng Nga, Phó BQT chung cư 584, cho biết đã rà soát sơ bộ, thấy hơn nửa số căn hộ chung cư ký hợp đồng mua bán sau thời điểm ngày 1-7-2006 nên không thể nói chung cư không có quỹ bảo trì. Người dân chung cư 584 liên tục gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư công khai danh sách, thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà và bàn giao lại quỹ bảo trì nhưng vẫn chưa có phản hồi.

Theo Minh Khanh

Người Lao Động

Theo cafef.vn
Read more…

Cách lựa chọn căn hộ giá “mềm” có chất lượng....

Hiện nay Chính phủ đang hỗ trợ rất lớn cho người mua nhà thuộc phân khúc dưới 1 tỷ đồng. Trong đó, chỉ có nhà ở “vừa túi tiền” là dễ dàng tiếp cận nhất. Tuy nhiên, như thế nào để người dân có thể mua được 1 căn nhà đúng chất lượng và tiêu chuẩn? Dưới đây là một số tiêu chuẩn của nhà ở “vừa túi tiền” chất lượng tốt tại một số nước phát triển.

Phát triển môi trường sống tốt.

Môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng nhất của căn hộ “vừa túi tiền” chứ không phải chỉ là chuyện giá cả. Căn hộ “vừa túi tiền” không phải là một building đơn thuần mà cần có những tiện ích nội khu phục vụ cho cư dân như: trường học, công viên, sân bóng hoặc hồ bơi.

Cách lựa chọn căn hộ giá “mềm” có chất lượng cao - 1

Chính sách giá và hỗ trợ tài chính tốt.

Tiêu chuẩn affordable housing của quốc tế cần có mức giá chỉ gấp từ 5-6 lần thu nhập bình quân của khách hàng. Nam Long- chủ đầu tư của EHome thuộc phân khúc này chia sẻ: “Ngoài việc đảm bảo giá cả luôn nằm trong khung tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với đối tượng thu nhập cả hộ gia đình từ 15-20 triệu. Chúng tôi còn kết hợp cùng ngân hàng đưa ra các chương trình: không trả nợ gốc và 0% lãi suất cho đến ngày nhận nhà, chính sách bình ổn lãi suất 8% trong 2 năm, giảm 3% cho đối tượng của gói 30.000 tỷ của Chính phủ…”

Cách lựa chọn căn hộ giá “mềm” có chất lượng cao - 2

Chất lượng thiết kế xây dựng và năng lực phát triển dự án.

Để có một căn hộ với mức giá mềm, lại có chất lượng và môi trường sống tốt thì năng lực của chủ đầu tư cũng phải vững vàng. Ở nước ta, nhiều người gọi Nam Long là “vua” nhà giá mềm vì họ sở hữu một tập đoàn để có thể “sản xuất” được nhà với số lượng lớn, đồng bộ và tiết kiệm. Các thiết kế của họ tối ưu hóa diện tích sử dụng, và bạn có thể cảm nhận được rất rõ điều này khi tham quan các nhà mẫu của họ.

Hiện tại EHome 3 đã hình thành nên một cộng đồng sống văn minh và hiện đại, cứ nhìn cảnh hàng ngày cư dân thả mình trong hồ bơi, chơi trên sân bóng rổ hay tản bộ trong công viên…cũng có thể cảm nhận được sự hạnh phúc nơi đây.

Cách lựa chọn căn hộ giá “mềm” có chất lượng cao - 3

Ảnh chụp thực tế một góc công viên EHome3

Đặc biệt Nam Long đang triển khai chương trình hấp dẫn: Hiện nay, tất cả khách hàng đến tham quan nhà mẫu của 1 trong 3 khu căn hộ EHome 3, EHome 4, hoặc The Bridgeview đều sở hữu ngay 1 phiếu rút thăm trúng thưởng căn hộ.

Quý độc giả quan tâm có thể liên hệ Sàn Nam Long: 0933 867 770 – (08) 3752 8967

Theo 24h.com.vn
Read more…

Khi thu hồi đất, đừng đòi người dân phải “hy sinh”

“Tại sao tiền bồi thường về đất chỉ có một nhưng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề lại cao hơn gấp năm lần tiền bồi thường về đất? Như vậy là quá vô lý!”.

PGS Trần Thị Minh Châu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ rõ điểm bất hợp lý tại dự thảo nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ TN&MT soạn thảo tại buổi góp ý cho dự thảo (do Hội Khoa học đất Việt Nam tổ chức ngày 9-5).
Theo ông Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện có đến 80% khiếu kiện liên quan đến đất đai, trong đó chủ yếu là khiếu kiện bồi thường khi bị thu hồi đất. “Cần phân tích những vướng mắc hiện nay trong việc thu hồi đất, từ đó xem xét cần sửa đổi những quy định hiện hành như thế nào. Dự thảo nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa giải quyết được những vướng mắc hiện nay thì việc ban hành nó trở thành vô nghĩa. Vậy thì đưa ra dự thảo này để làm gì?” - ông Liêm phân tích.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng bộ môn Luật Đất đai - Trường ĐH Luật Hà Nội nhấn mạnh: “Khi làm nghị định này, không nên có tư tưởng “Hy sinh lợi ích của người dân để vì sự phát triển của đất nước”. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng phải đảm bảo phát triển bền vững. Cán bộ nhà nước hãy đặt mình vào chỗ của người dân. Nếu nhà anh bị thu hồi đất mà chỉ được bồi thường như vậy thì anh có chấp nhận được không?”.

Theo dự thảo, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được bồi thường bằng tiền. Ngoài ra, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ này là bằng tiền không quá năm lần giá đất nông nghiệp. Quy định này vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành.


Theo HOÀNG VÂN

Pháp Luật TP HCM

Theo cafef.vn
Read more…

Hà Nội: Nợ hơn nghìn tỷ tiền đấu giá đất

Ngoài 34 dự án chưa được đấu giá theo kế hoạch, Hà Nội còn nợ quá hạn tiền đấu giá quyền sử dụng đất lên đến hơn 1 nghìn tỷ đồng.

Theo thống kê đến hết tháng 3/2014 Hà Nội mới có 6/19 quận, huyện, thị xã có dự án tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với diện tích 2,85 ha, thu 543 tỷ đồng, trong khi quỹ đất có thể tổ chức đấu giá còn tới 42,6 ha, tại 34 dự án. Trong khi ngân sách thành phố còn khó khăn, thì tình trạng nợ quá hạn tiền đấu giá quyền sử dụng đất của Hà Nội vẫn còn lớn, lên đến hơn 1 nghìn tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh chỉ rõ, bên cạnh một số đơn vị thực hiện tốt, vẫn còn một số đơn vị chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thậm chí còn trông chờ thị trường BĐS ấm hơn mới tổ chức đấu giá.

Đối với giao đất dịch vụ, tuy có chuyển biến, song toàn thành phố các trường hợp được giao đất còn thấp so với yêu cầu khi mới chỉ đạt 19% nhu cầu. Từ Liêm (cũ), Đông Anh, Thạch Thất là những đơn vị đạt kết quả thấp trong công tác giao đất dịch vụ.

Để giải quyết các vướng mắc, Phó Chủ tịch Hà Nội đồng ý chủ trương ủy quyền, phân cấp cho UBND cấp huyện lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu đất để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các khu đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất dịch vụ đảm bảo khớp nối hạ tầng.

Đối với các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt, nếu đã có hạ tầng kỹ thuật thì sử dụng và khớp nối với hạ tầng kỹ thuật để tổ chức đấu giá, giao đất dịch vụ. Nếu chưa có hạ tầng thì đề xuất cụ thể, đảm bảo phù hợp quy hoạch và đồng bộ trong khớp nối hạ tầng.

Ông Khanh lưu ý, với các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch diện tích các lô đất phải đáp ứng mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị. Vì vậy các khu đất phải hoàn thiện xong hạ tầng kỹ thuật theo hướng văn minh, hiện đại thì mới tổ chức đấu giá. Ngoài ra diện tích đấu giá phải phù hợp, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

Trước mắt, Phó chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 dự án khi đã đủ điều kiện tổ chức đấu giá kể trên. Mặt khác, Sở Tài chính cùng Cục thuế Hà Nội sớm thu hồi các khoản nợ đọng, nợ quá hạn của tổ chức, cá nhân đã trúng kết quả đấu giá quyền sử dụng đất năm 2013.

Ông Phó Chủ tịch Vũ HồngKhanh nhấn mạnh, đối với các địa phương để nợ đọng kéo dài, tạm dừng việc giao dự án đấu giá quyền sử dụng đất và không tổ chức thêm các phiên đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo Thành Nam

Infonet

Theo cafef.vn
Read more…

“Mục tiêu gói 30.000 tỷ không phải tiêu thật nhanh”

“Mục tiêu gói 30.000 tỷ không phải tiêu thật nhanh”

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, nếu mở rộng ra nhiều đối tượng vay gói 30.000 tỷ sẽ không đạt mục tiêu và khó kiểm soát.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến về đề xuất của Bộ Xây dựng mở rộng đối tượng vay của gói 30.000 tỷ nhằm đẩy nhanh việc giải ngân.
Theo Phó thủ tướng, trong 4 nội dung mà Bộ Xây dựng đề xuất, có hai nội dung Chính phủ có thể tiếp thu và chấp thuận, đó là kéo dài thời hạn vay từ 10 năm lên 15 năm và bổ sung ngân hàng thương mại tham gia cho vay từ gói 30.000 tỷ. Đây là những kiến nghị hợp lý và được các bộ, ngành ủng hộ.
Mở rộng sẽ khó kiểm soát
Tuy nhiên, có hai nội dung còn lại, Phó thủ tướng cho rằng nếu thực hiện sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc, tiêu cực.
Cụ thể, đối với kiến nghị mở rộng đối tượng vay vốn “đối với những hộ có khó khăn về nhà ở”, “hợp đồng mua nhà không quá 1,5 tỷ”… của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng, cho rằng nếu mở rộng ra những đối tượng trên sẽ không thể kiểm soát được, lúc đưa ra sẽ hết sức tiêu cực.
Trong khi đó, mục tiêu của Nghị quyết 02 nói rõ là chủ yếu là giải quyết đối tượng nhà ở xã hội, nên cần phải tập trung vào đối tượng này.
Hơn nữa, trong thời gian qua, vướng mắc lớn nhất của chúng ta là không có nguồn cung nhà xã hội. Cho nên những các gia đình được ở nhà xã hội là rất ít.
Còn đối với kiến nghị mở rộng cho “đối tượng là hộ dân đô thị, cán bộ công chức lực lượng vũ trang có khó khăn về nhà ở”, Phó thủ tướng nhìn nhận quy định này cũng không giải thích được rõ ràng, vì hiện có 1,7 triệu người đang có diện tích nhà ở dưới 5m2/người.
“Nếu họ rơi vào nhóm nhà ở cho người nghèo ở nông thôn thì đã có chính sách 167 – nhà ở cho người nghèo nông thôn rồi. Còn nếu ở đô thị có chính sách nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp”, Phó thủ tướng nói.
Ngoài ra, đối với những hộ đồng bào vũng lũ miền Trung thì đã có hai chương trình khác. Các bộ đang bố trí vốn rồi, không nên đưa vào đây sẽ lẫn lộn. Đối với nhà ở xã hội đã ký trước 7/1 cũng không nên đưa vào diện vay gói 30.000 tỷ vì rất dễ nảy sinh tiêu cực về tính pháp lý.
Trước ý kiến cho rằng, gói 30.000 tỷ giải ngân chậm quá, cần phải tiêu thật nhanh, Phó thủ tướng khẳng định: “Giải ngân không phải là mục tiêu. Mục tiêu của gói này là giải quyết được đối tượng nhà ở xã hội, không phải là tiêu thật nhanh những đồng tiền này”.
Không cấm dự án mới
Liên quan đến kiến nghị dừng cấp phép dự án nhà ở thương mại trong năm 2014 của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng khẳng định, ý tưởng của việc này là tốt nhằm kiểm soát sự án nhà ở thương mại để không tăng tồn kho bất động sản.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, nếu không cấp phép dự án nhà ở thương mại, thì các địa phương có dự án mới đã chuẩn bị xong các khâu, có đủ điều kiện khởi công thì họ cũng sẽ trình lên Chính phủ xin duyệt.
“Chúng ta chỉ kiểm soát thôi chứ không cấm, nếu cấm sẽ cứng đơ hết, rất nguy hiểm”.
Ngoài ra, đối với vấn đề nhà cho thuê, Phó thủ tướng cho hay, vừa qua các dự án nhà ở cho thuê vẫn chưa động viên được doanh nghiệp nào tham gia. Tới đây, Bộ Xây dựng phải làm việc với các chủ đầu tư để khuyến khích họ xây nhà cho thuê và chúng ta có thể dùng nguồn vốn từ gói 30.000 tỷ.
Chỉ đạo về nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần phải trao đổi thêm, đặc biệt là việc mở rộng đối tượng vay vốn từ gói 30.000 tỷ.
“Lúc đầu tôi cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải thích rõ, gói 30.000 tỷ không phải mục tiêu cứu bất động sản, mà ở đây chúng ta đưa ra mục tiêu kép, tức là trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn thì ta đưa tiền ra để hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, qua đó phần nào hỗ trợ thị trường bất động sản”, Thủ tướng nói.
Trước đó, trong tờ trình ngày 22/4, Bộ Xây dựng đã kiến Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số giải pháp về tín dụng nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó đề nghị 4 nội dung nói trên nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ nhà ở.
Theo vneconomy.vn
Read more…

Nỗi đau “ba không” về đất đai

Nỗi đau “ba không” về đất đai

Ông Huỳnh Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

“Quy hoạch sử dụng đất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Đây cũng là lĩnh vực mà chúng ta đã và đang phải chứng kiến nỗi đau “ba không” về đất đai”, ông Huỳnh Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.

Luật Đất đai sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực ngày 1/7 tới. Khi luật này đi vào cuộc sống, theo ông có giảm được đáng kể những bức xúc liên quan đến đất đai?

So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai sửa đổi với nhiều điểm mới, như đã quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất, bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai để phục vụ cho kinh tế - xã hội mà Luật Đất đai năm 2003 chưa quy định cụ thể.
Luật cũng đã quy định cụ thể từ nguyên tắc đến nội dung và mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch...
Tôi cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi có ý nghĩa rất quan trọng góp phần giảm sự bức xúc của nhân dân bị dồn nén về khiếu nại đất đai, mở ra nền tảng pháp lý cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Tuy nhiên, những bức xúc của người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai đều là những vấn đề tích tụ trong nhiều năm qua, nên khó giải tỏa được ngay mà cần có thêm nhiều thời gian sau khi luật đi vào cuộc sống.

Trong những bức xúc về đất đai, ông thấy “điểm đen” nào cần nhiều thời gian giải quyết nhất?

Theo tôi, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có lẽ là vấn đề nóng nhất hiện nay và cần nhiều thời gian nhất để đưa công việc này vào minh bạch và quy củ.
Quy hoạch sử dụng đất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Đây cũng là lĩnh vực mà chúng ta đã và đang phải chứng kiến nỗi đau “ba không” về đất đai.
Không ít dự án treo, công bố xong thì bị bỏ quên nhiều năm, có dự án sau khi công bố quy hoạch thì việc triển khai thực hiện cầm chừng... gây bất bình trong nhân dân.
Đất bỏ hoang nhưng không cho dân sản xuất, không cho dân xây nhà ở là hai cái không.
Cái không thứ ba đáng lo hơn cả là không trách nhiệm. Có những dự án lợi ít hại nhiều nhưng cũng không có ai chịu trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật.
Với vấn đề thu hồi đất, nguyên nhân được xem là lớn nhất hiện nay gây nên những khiếu kiện, liệu có được thực thi minh bạch và công bằng hơn khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực?
Luật Đất đai sửa đổi đã xác định rõ và quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Đồng thời khắc phục có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội.
Nhưng tôi vẫn còn những băn khoăn về các trường hợp thu hồi đất.
Nước ta đang trong quá trình vận động phát triển, cơ sở vật chất ban đầu còn quá khiêm tốn, rất cần các dự án phát triển kinh tế - xã hội để làm giàu cho đất nước, sớm hòa nhập cộng đồng quốc tế. Do đó, việc quy định thu hồi đất phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội là đúng đắn và cần thiết.
Vấn đề quan trọng là phải xác định rõ ràng và hợp lý những trường hợp thu hồi đất nào được coi là có mục đích phát triển kinh tế - xã hội để tránh bị lạm dụng nhằm phục vụ lợi ích riêng, lợi ích nhóm. Nếu không, có nhiều trường hợp rất dễ bị lợi dụng khi thi hành luật như thu hồi đất làm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới...
Bên cạnh đó, quy định việc lập và thực hiện dự án tái định cư do UBND cấp tỉnh, huyện là phù hợp với tình hình thực tiễn và mang đầy tính nhân văn sâu sắc. Khi bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, người dân phải di dời chỗ ở là nỗi gian truân, vất vả của mỗi gia đình. Nếu chưa có khu tái định cư thì họ sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt.
Nhưng thực tế thời gian qua, rất ít dự án người dân được bố trí tái định cư trước khi bị thu hồi đất, nên quy định này e sẽ khó thực hiện. Vì vậy, điều này cần được rất quan tâm để tổ chức thi hành nghiêm túc, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Nút thắt về giá đất liệu sẽ được tháo gỡ không, thưa ông?

Vấn đề giá đất cũng là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh những vụ khiếu kiện kéo dài, dai dẳng, gay gắt và vô cùng phức tạp. Luật Đất đai sửa đổi có đề ra nguyên tắc giá đất, nhưng nếu không thận trong khi thực thi quy định này thì đây vẫn là nút thắt khó gỡ. Bởi giá đất trên thị trường không ổn định, luôn thay đổi, thậm chí có thời điểm giá đất thay đổi từng ngày.
Chúng ta cũng biết trong thời gian qua, nhiều nơi khung giá đất do nhà nước quy định không đúng với thị trường, giá đền bù chưa sát với giá “tiền tươi, thóc thật” mà người dân bán đất.
Vì vậy, cùng với quy định về giá đất, Luật Đất đai sửa đổi có quy định về tư vấn định giá đất. Trong thực hiện quy định này, cần khuyến khích việc sử dụng rộng rãi các tổ chức dịch vụ có chức năng tư vấn, định giá đất tham gia vào hoạt động xác định giá. Có như vậy thì việc xác định giá đất mới có căn cứ khoa học, khách quan, trung thực, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Theo vneconomy.vn
Read more…

Vì sao nhà thu nhập thấp đắt hơn nhà thương mại?

Hưởng nhiều chính sách về đất, thuế, vốn nhưng nhà thu nhập thấp (TNT) ở Hà Nội hiện nay giá lại cao hơn nhà thương mại trên địa bàn thành phố.

Giá bán một số dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn 
Hà Nội vẫn đắt ngang ngửa với dự án nhà ở thương mại.

Trái ngược với tình trạng giảm giá chung cư thương mại 2 - 3 năm nay vì bất động sản đóng băng, nhà TNT lại tăng giá bất ngờ. Cách đây 2 năm, dự án nhà TNT ở Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) có giá hơn 13 triệu đồng/m2 khiến nhiều người mua nhà băn khoăn vì cùng thời điểm đó, giá nhà thương mại cùng khu vực giảm bằng mức giá này. 

Thậm chí dự án Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) có giá 10 triệu đồng/m2 (thấp hơn nhà TNT 3 triệu đồng/m2) làm nhiều người mua nhà sẵn sàng thanh lý hợp đồng để mua nhà thương mại.

Hiện, nhiều dự án TNT có giá cao hơn nhà thương mại từ 3 - 6 triệu đồng/m2 (Dự án TNT tại 143 Trần Phú - Hà Đông do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư có giá tạm tính hơn 16 triệu đồng/m2). 

Nếu so sánh vị trí và giá cả của dự án này với một số dự án khác cùng khu vực có thể nhận thấy nhà TNT không rẻ (cùng khu vực này, dự án chung cư Viện 103 Văn Quán đang được rao bán trên thị trường từ 13,9 - 14,5 triệu đồng/m2)...

Trong khi đó, giá nhà TNT hiện nay mới chỉ tạm tính, phải chờ quyết toán xong mới có giá chính xác.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản lý giải: Mặc dù dự án nhà TNT được nhà nước hỗ trợ, nhưng đất đai của doanh nghiệp. Nhà ở thương mại ở xa, giá rẻ hơn nhà TNT gần trung tâm. 

Nhà nước không thu tiền đất, nhưng doanh nghiệp phải đi mua của dân, làm hạ tầng. Ông Hà cũng cho rằng, giá nhà TNT cao hơn nhà thương mại còn do chất lượng và mức độ hoàn thiện ngôi nhà. Nhà TNT được trang bị nội thất, có thang máy, tủ bếp... thì giá bán sẽ cao hơn.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nên bỏ chính sách xây nhà TNT và bỏ từ “nhà thu nhập thấp” do khái niệm chưa rõ ràng. để doanh nghiệp xây nhà giá rẻ rồi cho những gia đình thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi.

Theo Ngọc Mai
Tiền Phong

Read more…

Top Hot